Nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng

Thứ ba - 25/06/2024 01:13 2124 0
Thời gian qua, công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng đã được các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh chú trọng thực hiện có hiệu quả. Qua đó góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, bồi đắp lý tưởng, tình yêu quê hương, đất nước cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới.
22
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội thảo khoa học đề tài “Lịch sử ngành Tuyên giáo Đảng bộ tỉnh Phú Yên 1930-2020”. Ảnh: HÀ MY

Bảo đảm chất lượng cho các công trình

Trung tuần tháng 6/2024, Thành ủy Tuy Hòa tổ chức họp hội đồng thẩm định công trình Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân phường 7 (1930-2024). Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 25 năm thành lập phường 7 (1/7/1999-1/7/2024); chào mừng 35 năm tái lập tỉnh Phú Yên (1/7/1989-1/7/2024) và là công trình lịch sử Đảng bộ cấp phường, xã đầu tiên của TP Tuy Hòa trong nhiệm kỳ 2020-2025.

Bà Đặng Huỳnh Minh Ngọc, Bí thư Đảng ủy phường 7, cho biết: Mục đích biên soạn công trình này nhằm tổng kết phương diện lý luận và thực tiễn, rút ra các bài học kinh nghiệm về công tác chỉ đạo, điều hành, xây dựng và phát triển địa phương trong từng giai đoạn lịch sử dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Đảng bộ TP Tuy Hòa; qua đó tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng bộ phường 7 đến cán bộ, đảng viên, Nhân dân trong phường, góp phần xây dựng địa phương thêm giàu đẹp, văn minh.

Tại buổi họp, hội đồng thẩm định nhận xét Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân phường 7 (1930-2024) là công trình được biên soạn công phu, nội dung đảm bảo tính Đảng, tính khoa học, lý luận và thực tiễn. Công trình có thể xuất bản sau khi chỉnh sửa.

1

Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Tuy Hòa Đỗ Tấn Chính, cho biết: Nhận thức được ý nghĩa quan trọng và sự cần thiết của việc sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn, tái bản lịch sử Đảng bộ địa phương, Ban Thường vụThành ủy đã chỉ đạo các cấp ủy đảng trên địa bàn thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định chung vềtổ chức biên soạn, thẩm định, xuất bản nhằm góp phần nâng cao chất lượng các công trình; quan tâm bố trí kinh phí hằng năm để triển khai tốt công tác xuất bản lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống ở các cấp, ngành, địa phương.

Ban Thường vụ Thành ủy chỉ đạo đảng bộ các xã, phường thành lập ban chỉ đạo, ban biên soạn nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ; đồng thời thường xuyên đôn đốc, kiểm tra công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử tại đảng bộ của các địa phương.

Thông qua kiểm tra, Ban Thường vụ Thành ủy kịp thời biểu dương kết quả đạt được; hướng dẫn, chỉ đạo tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc trong công tác biên soạn lịch sử Đảng ở cơ sở.

Quy trình chặt chẽ

Cùng với TP Tuy Hòa, các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã thực hiện có hiệu quả công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử đảng bộ địa phương, lịch sử truyền thống ngành. Tháng 3/2024, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội thảo khoa học đề tài “Lịch sử ngành Tuyên giáo Đảng bộ tỉnh Phú Yên 1930-2020”.

Đề tài được biên soạn với 7 chương, có phần mở đầu, kết luận và phụ lục đã khái quát tương đối hệ thống những chặng đường xây dựng và trưởng thành của ngành Tuyên giáo Đảng bộ tỉnh Phú Yên; ghi đậm những đóng góp to lớn của cán bộ, công chức ngành Tuyên giáo cùng với toàn Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng quê hương, đất nước và tiến lên xây dựng CNXH.

Theo ông Đặng Hồng Thái, Trưởng phòng Lý luận chính trị và Lịch sử Đảng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, tại hội thảo lần 1, các đại biểu đã góp ý làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề, sự kiện, nhân vật lịch sử, một số nội dung cần bổ sung làm nổi bật thêm cho đềtài Lịch sử ngành Tuyên giáo Đảng bộ tỉnh Phú Yên 1930-2020. Ban biên tập, ban biên soạn đang tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện bản thảo để tổ chức hội thảo lần 2 và tiến hành nghiệm thu, in ấn phát hành đề tài.

Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nguyễn Thị Hoài My cho hay: Nhìn chung, công tác nghiên cứu, biên soạn, xuất bản các công trình lịch sử trên địa bàn tỉnh thời gian qua được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ từ việc xây dựng kế hoạch, sưu tầm tư liệu, xây dựng đề cương, bản thảo, tổ chức hội thảo góp ý, hoàn thiện bản thảo, thẩm định xin phép xuất bản, tổ chức in ấn và xây dựng kế hoạch sử dụng các công trình lịch sử sau khi phát hành.

Cùng với việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử, các cấp ủy, cơ quan, đơn vị, tổ chức thường xuyên chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, qua đó lan tỏa sâu rộng những giá trị lịch sử trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, tạo sự thống nhất cao trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội. 

HÀ MY/PYO

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
iconlichcontac
Thống kê truy cập

Đang truy cập: 143

Hôm nay: 20,640

Hôm qua: 15,401

Tháng hiện tại: 51,914

Tháng trước: 530,097

Tổng lượt truy cập: 10,292,328

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây