Nhận thức sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh: Giải pháp phòng ngừa suy thoái về tư tưởng chính trị

Thứ tư - 06/03/2024 20:13 1338 0

Năm 2024, toàĐảng, toàn dân và toàn quân s k nim 55 năm thc hiDi chúca Ch tch H Chí Minh và tưởng nim 55 năm Ngày Người đi xa (1969-2024). Hơn na thế k đã trôi qua, tư tưởng H Chí Minh luôn soi đường, ch li cho s nghip cách mng ca đt nước đi t thng li này đến thng li khác, đưa Vit Nam lên v thế chưa tng có ca ngày hôm nay. Nghiên cu đy đ, nhn thc sâu sc tư tưởng H Chí Minh chính là gii pháp căn bn ngăn nga suy thoái v tư tưởng chính tr ca cán b, đng viên.

1
Chương trình văn nghệ tại lễ báo công dâng Bác nhân Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12. Ảnh: KHÁNH UYÊN

Sc sng trường tn ca tư tưởng H Chí Minh

Việc luận giải sức sống trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn, vững tin hơn vào nền tảng tư tưởng của Đảng mà tự thân những giá trị to lớn trong tư tưởng của Người là sự phủ nhận hữu hiệu đối với các ý kiến lệch lạc, xuyên tạc Hồ Chí Minh của các phần tử cơ hội chính trị.

Nội dung chính yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, phù hợp với quy luật phát triển của thời đại. Hồ Chí Minh là người đặc biệt nhạy bén với cái mới. Người không chỉ vận dụng mà còn phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin bằng một loạt luận điểm mới, phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam.

Được trang bị phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và bằng trải nghiệm thực tiễn, Hồ Chí Minh đưa ra những phát kiến ở tầm thời đại về con đường cứu nước và phương hướng dựng nước của dân tộc Việt Nam: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” và “chỉ có CNXH, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh kết tinh những giá trị vĩnh hằng của nhân loại là hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Thế giới tôn vinh Hồ Chí Minh là Danh nhân văn hóa, Anh hùng giải phóng dân tộc. Hồ Chí Minh rất yêu chuộng hòa bình nhưng đó phải là hòa bình thực sự - hòa bình trong độc lập, tự do. Suốt cuộc đời cách mạng của mình, với Chủ tịch Hồ Chí Minh, độc lập, tự do không chỉ là mục tiêu chính trị mà còn là giá trị đạo đức. Khi thế giới ngày nay diễn biến ngày càng phức tạp trong một chuỗi các quan hệ phụ thuộc toàn cầu, tư tưởng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” của Hồ Chí Minh mãi mãi là chân lý của thời đại.

Tư tưởng văn hóa - đạo đức Hồ Chí Minh đã để lại cho đất nước ta hình mẫu về văn hóa làm người. Người là nhà lãnh đạo, nhà tư tưởng đặc biệt quan tâm đến đạo đức, lần đầu tiên đưa ra khái niệm và nội dung của đạo đức cách mạng. Nói về tầm quan trọng của đạo đức, Hồ Chí Minh luôn khẳng định đạo đức là cái gốc của con người, là sức mạnh của người cách mạng và Đảng cách mạng, là điều kiện để con người vươn tới tài năng, là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của học thuyết cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cao nhất chính là suốt đời phấn đấu, hy sinh vì độc lập dân tộc, hạnh phúc của Nhân dân và nhân loại.

Lán Tỉn Keo, ATK Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Nơi đây, ngày 6/12/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì Hội nghị Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: KHÁNH UYÊN

Sáng to nghiên cu, vn dụng

Quán triệt và triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, việc học tập, nghiên cứu và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành nền nếp trong tổ chức thực hiện và đạt nhiều kết quả quan trọng, là cơ sở để thực hiện có hiệu quả công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới. Mặt khác, việc khẳng định những giá trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là một cách giúp cán bộ, đảng viên phòng, chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị và những biểu hiện lười nhác, xem nhẹ việc học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, trong quá trình học tập, nghiên cứu và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn còn một số biểu hiện nhận thức lệch lạc, thiếu đúng đắn về vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt này. Nguyên nhân là do một bộ phận cán bộ, đảng viên ngại học, lười nghiên cứu; nghiên cứu không có phương pháp khoa học, hoặc không nghiên cứu thấu đáo, nghiên cứu lý luận thiếu tính thực tiễn, minh họa đường lối, quan điểm nhưng chưa cắt nghĩa đủ độ sâu sắc với vấn đề thực tiễn đặt ra, dẫn tới hiểu và vận dụng không đúng tư tưởng Hồ Chí Minh. Loại ý kiến này, hoặc vô tình hay hữu ý đều có thể tiếp tay cho các quan điểm thù địch, sai trái, cơ hội chính trị lợi dụng nhằm chống phá Đảng.

Để học tập, nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với thực tiễn cách mạng, thích ứng với tình hình mới và đạt hiệu quả thiết thực, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, cần khắc phục những sai lệch sau:

Đó là khắc phục tình trạng ngại học, lười học lý luận chính trị nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng; xem nhẹ lý luận, tuyệt đối hóa vai trò của kinh nghiệm. Khắc phục biểu hiện tách rời lý luận với thực tiễn; không thấy sự thống nhất giữa tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin. Nghiên cứu lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta thấy rõ tư tưởng của Người có nguồn gốc lý luận chủ yếu từ chủ nghĩa Mác - Lênin. Chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng lý luận cốt lõi cho sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, bởi vì chủ nghĩa Mác - Lênin đã cung cấp ngay từ đầu cho lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học, cách mạng, đặc biệt là những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; đồng thời đặt nền tảng vững chắc cho những vấn đề có tính nguyên tắc về lập trường quan điểm và phương pháp chỉ đạo cách mạng.

Đó là phải kiên quyết đấu tranh chống mọi sự xuyên tạc các thế lực thù địch cũng như nhận thức lệch lạc của cán bộ, đảng viên về tư tưởng Hồ Chí Minh, cho rằng tư tưởng Hồ Chí Minh “không phải là một hệ thống” mà chỉ là những quan điểm chỉ đạo thực tiễn của Người. Song song với đó, trong quá trình học tập, nghiên cứu phải bảo vệ, phát triển và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa Mác - Lênin cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ ở những nguyên lý, những quan điểm do các lãnh tụ nêu lên mà chính ở sự vận dụng sáng tạo, bảo vệ và phát triển của các thế hệ tiếp theo.

Tư tưởng Hồ Chí Minh đã và đang soi đường cho Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam trên con đường xây dựng đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Vì vậy, học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh để nâng cao trình độ tư duy lý luận, rèn luyện bản lĩnh chính trị, nâng cao đạo đức cách mạng, năng lực công tác, thực hiện tốt các nhiệm vụ cách mạng của Đảng và Nhà nước ta trên con đường quá độ lên CNXH là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng. Điều đó đặt ra yêu cầu mới là tăng cường nghiên cứu, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh nhất thiết phải nắm vững bản chất khoa học, cách mạng của tư tưởng Hồ Chí Minh, làm cho tư tưởng đó phù hợp, gắn bó sống động với công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình mới. 

Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng đã chỉ ra 1 trong 9 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị của đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay, đó là: Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; lười học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

 HUYN TRÂN/PYO

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
iconlichcontac
Thống kê truy cập

Đang truy cập: 123

Hôm nay: 11,807

Hôm qua: 16,487

Tháng hiện tại: 374,845

Tháng trước: 581,972

Tổng lượt truy cập: 10,085,162

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây