Phú Yên: Tăng cường chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em

Thứ sáu - 08/07/2022 03:20 331 0
Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 05/11/2012 của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới” trên địa bàn tỉnh đạt nhiều kết quả quan trọng. Nhận thức của các cấp, các ngành, hệ thống chính trị và toàn xã hội về tầm quan trọng của công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em ngày càng nâng cao. Các cấp ủy, chính quyền đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; tổ chức thực hiện có hiệu quả tại địa phương, đơn vị.
11
Ảnh minh họa.
Công tác quản lý nhà nước về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em ngày càng được chú trọng, qua đó kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc nảy sinh ở các cấp; các quyền của trẻ em được đảm bảo tốt hơn, chế độ chính sách cho trẻ em được thực hiện đầy đủ, chất lượng giáo dục nâng lên rõ rệt; phát hiện xử lý thông tin về tình hình bạo lực, xâm hại trẻ em, đề ra những giải pháp ngăn chặn các hành vi xâm hại trẻ em; hỗ trợ kịp thời trẻ em bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, gia đình nghèo, cận nghèo, vùng dân tộc thiểu số…

Việc huy động và sử dụng các nguồn lực thực hiện các mục tiêu về trẻ em ngày càng hiệu quả. Hệ thống cơ sở vật chất về giáo dục được đầu tư, tạo điều kiện cho trẻ em học tập an toàn, thân thiện, trẻ em được chăm sóc sức khỏe, giáo dục tốt hơn, đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao. Các chỉ số về sức khoẻ của trẻ em được cải thiện, được học tập và vui chơi giải trí trong một môi trường lành mạnh.

Các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các hội, đoàn thể tích cực kêu gọi, vận động Nhân dân phát huy truyền thống tương thân, tương ái, chăm sóc, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Từ năm 2013 - 2021 đã vận động hơn 44,843 tỷ đồng với 32.499 trẻ em được thụ hưởng, trong đó Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh hơn 26 tỷ đồng, hỗ trợ 16.829 trẻ
em và Trung tâm công tác xã hội được 18,843 tỷ đồng, hỗ trợ cho 15.670 trẻ em. Đã xây dựng nhiều mô hình tạo môi trường sống an toàn và lành mạnh cho trẻ em như: thành lập Trung tâm Công tác xã hội trẻ em tỉnh, Văn phòng tư vấn cấp huyện, Điểm tư vấn cấp xã, phường, thị trấn, trường học; Mô hình quản lý, giáo dục trẻ em, người chưa thành niên làm trái pháp luật tại cộng đồng dân cư; phòng ngừa, trợ giúp trẻ em, người chưa thành niên vi phạm pháp luật dựa vào cộng đồng; Ngôi nhà an toàn, cộng đồng an toàn, trường học an toàn; Phong trào “Vườn dinh dưỡng trẻ em”, “Kiến thức mẹ, sức khỏe con”; thành lập các câu lạc bộ của hội Nông dân, hội Phụ nữ không có trẻ em lang thang cơ nhỡ, Câu lạc bộ quản lý, giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội; Công trình “1.000 địa chỉ tiếp bước cho em đến trường”;…

Tuy nhiên, công tác phối hợp trong việc kiểm tra, giám sát thực hiện các chính sách, pháp luật đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em chưa được quan tâm đúng mức, chưa phát huy vai trò giám sát của Nhân dân; việc phát hiện và ngăn chặn những hành vi xâm hại trẻ em có lúc, có nơi chưa kịp thời. Công tác tuyên truyền của một số địa phương, đơn vị có lúc chưa được thường xuyên, chưa sâu, chưa thuyết phục cao; các điểm vui chơi và hình thức giải trí phù hợp với trẻ em còn thiếu; một số cán bộ phụ trách công tác trẻ em ở cấp xã năng lực còn hạn chế, tổ chức thực hiện hiệu quả chưa cao;…

Phát huy kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, khó khăn, thời gian đến các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội tiếp tục quán triệt, tuyên truyền và thực hiện tốt quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ đề ra tại Chỉ thị số 20-CT/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 32-KH/TU, ngày 12/12/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW; triển khai toàn diện, đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp thực hiện Chương trình hành động vì trẻ em trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2030 và các chương trình, đề án, kế hoạch về công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị. Đẩy mạnh và đổi mới công tác tuyên truyền, vận động xã hội sâu rộng, bằng nhiều hình thức đa dạng, thiết thực phù hợp với điều kiện của từng địa phương, từng nhóm đối tượng, kết hợp phương pháp truyền thông truyền thống và phi truyền thống, như: tuyên truyền trên các phương tiện truyền thanh, truyền hình, tài liệu truyền thông, pano, áp phích, khẩu hiệu, tờ rơi, mạng Internet, trang mạng xã hội (Facebook, Zalo, Viber, Youtube…), truyền thông tại các lớp đào tạo, tập huấn, cuộc thi, hội thảo, tọa đàm, tổ chức gặp mặt biểu dương các tập thể, cá nhân tiêu biểu làm tốt công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Chú trọng phổ biến, nhân rộng các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt; tăng cường giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng tự vệ, phòng, chống tai nạn thương tích, nhất là phòng, chống đuối nước trẻ em. Thường xuyên rà soát, bổ sung các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em thuộc hộ nghèo, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh xã hội hóa; nâng cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng và các đoàn thể chính trị - xã hội đối với công tác trẻ em…

Võ Lum

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
iconlichcontac
Thống kê truy cập

Đang truy cập: 125

Máy chủ tìm kiếm: 1

Khách viếng thăm: 124

Hôm nay: 14,295

Hôm qua: 25,511

Tháng hiện tại: 497,608

Tháng trước: 472,183

Tổng lượt truy cập: 7,456,187

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây