Phú Yên: Triển khai kế hoạch hành động về quản lý rác thải nhựa và rác thải nhựa đại dương đến năm 2030

Thứ tư - 30/12/2020 21:05 364 0
UBND tỉnh vừa ký quyết định phê duyệt kế hoạch hành động về quản lý rác thải nhựa và rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
2
Ảnh minh họa.
Mục tiêu kế hoạch thực hiện thành công Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 và bảo đảm xây dựng, thực hiện có hiệu quả Đề án tăng cường quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam và Kế hoạch số 21/KH-UBND ngày 21/01/2019 của UBND tỉnh về thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

Theo kế hoạch, đến năm 2025: phấn đấu giảm được 50% tổng lượng rác thải nhựa phát thải ra biển và đại dương trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Thực hiện việc giảm thiểu, thu gom, xử lý được 50% ngư cụ khai thác thủy sản bị mất hoặc bị vứt bỏ; Hạn chế được việc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy và các sản phẩm, vật liệu nhựa không cần thiết khác tại 80% các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú và du lịch ven biển trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Xây dựng và thực hiện được chương trình quan trắc tài nguyên và môi trường, định kỳ đánh giá hiện trạng chất thải nhựa, rác thải nhựa đại dương tại một số cửa sông chính, khu vực ven biển, đảo tiền tiêu, có tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh; tham gia hiệu quả trong các hoạt động hợp tác quốc tế và triển khai các sáng kiến của Việt Nam về quản lý rác thải nhựa đại dương. Xác định và kiểm soát được các điểm nóng về phát thải chất thải nhựa ra môi trường trên địa bàn tỉnh; đánh giá được tác động của chất thải nhựa và rác thải nhựa biển đối với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng được các giải pháp, chiến lược ứng phó phù hợp theo hướng thúc đẩy phát triển bền vững cho tỉnh Phú Yên.

Đến năm 2030: Giảm thiểu 75% rác thải nhựa trên biển và đại dương trên địa bàn tỉnh Phú Yên; 100% ngư cụ khai thác thủy sản bị mất hoặc bị vứt bỏ được thu gom, chấm dứt việc thải bỏ ngư cụ trực tiếp xuống biển;  Hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy tại 100% các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác ven biển. Hoạt động thu gom, làm sạch rác thải nhựa được thực hiện tại 100% các khu bảo tồn biển, bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn tỉnh;  Thực hiện được chương trình quan trắc mở rộng hàng năm và định kỳ 5 năm một lần đánh giá hiện trạng rác thải nhựa đại dương tại một số cửa sông chính, khu vực ven biển, đảo tiền tiêu, có tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh. Kiểm soát hiệu quả giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh và triển khai được các giải pháp tích hợp công tác quản lý chất thải nhựa và rác thải nhựa đại đương trong các chương trình phát triển kinh tế tuàn hoàn, tăng trường xanh, phát triển bền vững của tỉnh.

Kế hoạch cũng đưa ra một số nhiệm vụ, giải pháp nhằm triển khai thực hiện, cụ thể: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, ứng xử về các sản phẩm nhựa, chất thải nhựa và rác thải nhựa đại dương;  Thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý và tái chế chất thải nhựa từ các hoạt động trên đất liền, khu vực ven biển, trên biển và các đảo;  Kiểm soát ô nhiễm chất thải nhựa và rác thải nhựa biển;  Hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về xử lý rác thải nhựa; Xây dựng cơ chế quản lý chất thải nhựa và rác thải nhựa đại dương đảm bảo đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.

UBND tỉnh giao ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố tổ chức tuyên tryền, thông tin về tác hại của rác thải nhựa, rác thải nhựa đại dương đối với môi trường, sức khoẻ con người, biển, đại dương, các hệ sinh thái biển các chương trình làm sạch bãi biển (đối với các địa phương có biển), thu gom và xử lý rác nhựa phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế tại địa phương.  Xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp cho địa phương mình nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả “Kế hoạch hành động về quản lý rác thải nhựa và rác thải nhựa đại dương đến năm 2030”. Chủ động xây dựng, đề xuất và bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch hành động về quản lý rác thải nhựa và rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 theo quy định về quản lý ngân sách nhà nước hiện hành. Đồng thời, thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch, chủ động sắp xếp, bố trí kinh phí trong nguồn ngân sách được phê duyệt và huy động các nguồn kinh phí hỗ trợ hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để tổ chức thực hiện Kế hoạch.

Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh và các đơn vị có liên quan xây dựng nội dung các chương trình truyền thông về chất thải nhựa và rác thải nhựa đại dương; phát động các chương trình thu gom, xử lý chất thải nhựa và rác thải nhựa đại dương; xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông gắn với việc tổ chức ngày môi trường thế giới, Tuần 1ễ Biển và Hải đảo Việt Nam và các hoạt động liên quan trên địa bàn tỉnh. Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch, huớng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ, phối hợp thúc đẩy mở rộng hợp tác quốc tế về quản lý chất thải nhựa và rác thải nhựa đại dương; tham mưu, huy động nguồn lực từ cộng đồng doanh nghiệp, vận động, hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tích cực hưởng ứng phong trào giàm thiểu chất thải nhựa, rác thải nhựa đại dương; định kỳ hàng năm và 5 năm tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện việc điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải nhựa từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo; tăng cường các hoạt động quan trắc, kiểm soát, quản lý việc xả thải vào nguồn nước; tổ chực thực hiện các chương trình đánh giá rủi ro, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về thu gom và xử lý chất thải nhựa và bảo vệ môi trường nói chung; tham gia thực hiện các hoạt động hợp tác, nghiên cứu, triển khai các hoạt động về quản lý chất thải nhựa và rác thải nhựa đại dương; định kỳ đánh giá hiệu quả, đề xuất giải pháp; chủ trì phối hợp các hoạt động hợp tác quốc tế, các sáng kiến với cộng đồng quốc tế về quản lý chất thải nhựa và rác thải nhựa đại dương.

Các cơ quan thông tấn báo chí căn cứ tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí trực thuộc chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố xây dựng chương trình, chuyên trang, chuyên mục để thông tin, tuyên truyền về tác hại của chất thải nhựa, rác thải nhựa đại dương đối với biển, đại dương, các hệ sinh thái biển, môi trường và sức khoẻ con người; các chương trình thu gom, xử lý chất thải nhựa, rác thải nhựa đại dương; trách nhiệm của các doanh nghiệp, tổ chức, cộng đồng dân cư và người dân trong việc ngăn ngừa, giảm thiểu và xử lý chất thải nhựa, rác thải nhựa đại dương…

Vĩnh Ái

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
iconlichcontac
Thống kê truy cập

Đang truy cập: 57

Máy chủ tìm kiếm: 1

Khách viếng thăm: 56

Hôm nay: 14,016

Hôm qua: 19,435

Tháng hiện tại: 413,381

Tháng trước: 581,972

Tổng lượt truy cập: 10,123,698

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây