Đang truy cập: 91
Hôm nay: 13,481
Hôm qua: 16,487
Tháng hiện tại: 376,519
Tháng trước: 581,972
Tổng lượt truy cập: 10,086,836
- Đang truy cập91
- Hôm nay13,481
- Tháng hiện tại376,519
- Tổng lượt truy cập10,086,836
Trong từng giai đoạn cách mạng, người cán bộ luôn có một vị trí hết sức quan trọng. Có được những người cán bộ tốt, cán bộ giỏi đó là các phúc của Đảng, của dân tộc; nó làm cho các chủ trương, quyết sách của Đảng, của Nhà nước được thể hiện một cách đúng đắn, chính xác và việc triển khai được thông suốt, đạt hiệu quả cao, hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà Đảng và nhân dân giao phó. Còn ngược lại, nó có thể làm trì hoãn hoặc thất bại sự nghiệp cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: "Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém"(1). Theo Người: "Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng."(2). Lênin cũng từng chỉ rõ: "Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào". Sau khi giành được chính quyền và tiến hành xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, Lênin lại khẳng định: "Nghiên cứu con người tìm những cán bộ có bản lĩnh. Hiện nay đó là then chốt; nếu không thế thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định chỉ là mớ giấy lộn". Hồ Chí Minh còn khẳng định: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng"(3).
Cán bộ có tầm quan trọng như vậy, nên Hồ Chí Minh yêu cầu người cán bộ cách mạng phải hội đủ các tiêu chuẩn: Đức và tài, phẩm chất và năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phong cách, phương pháp tốt, trong đó phẩm chất đạo đức phải là yếu tố hàng đầu, là gốc, là nền tảng. Người chỉ rõ cán bộ phải "có lòng trung thành với cách mạng", "Hăng hái, thạo việc", "Thường xuyên liên hệ mật thiết với nhân dân", "Có gan quyết đoán", "Có gan phụ trách", "dám chịu trách nhiệm", "Biết việc, biết người", "không thành kiến, hẹp hòi, đố kỵ; không giấu giếm khuyết điểm; thành khẩn, trung thực, có chí tiến thủ". Công tác cán bộ là công tác gốc của Đảng; là vấn đề rất trọng yếu, rất cần kíp. Thực chất công tác cán bộ là: nuôi dạy cán bộ, như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu. Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho công việc chung.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam 88 năm qua cho thấy, mỗi giai đoạn, thời kỳ cách mạng cần có một đội ngũ cán bộ thích ứng, có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Trong thời kỳ đổi mới, đòi hỏi cán bộ càng phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kiến thức, tư duy rộng, năng lực chuyên môn cao... Đại hội VI của Đảng đã khẳng định: "Đổi mới cán bộ lãnh đạo các cấp là mắt xích quan trọng nhất mà Đảng ta phải nắm chắc để thúc đẩy những cuộc cải cách có ý nghĩa cách mạng". Các kỳ đại hội sau này của Đảng đều khẳng định lại vị trí và tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3, khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Đảng ta xác định; "Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng". Gần đây nhất, Hội nghị Trung ương 7, khóa XII ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Nghị quyết đã đánh giá kết quả sau hơn 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và tiếp tục khẳng định: Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng; công tác cán bộ là khâu “then chốt” của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là công việc hệ trọng của Đảng, phải được tiến hành thường xuyên, thận trọng, khoa học, chặt chẽ và hiệu quả. Đầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ là đầu tư cho phát triển lâu dài, bền vững.
Tóm lại, đất nước đổi mới càng mạnh mẽ, hội nhập quốc tế càng sâu rộng, để đảm bảo đất nước ngày càng phát triển và bền vững thì nhiệm vụ của cán bộ ngày càng cao và nặng nề hơn, đòi hỏi cán bộ phải giỏi chuyên môn nghiệp vụ, thật năng động, sáng tạo. Vì vậy, tiêu chuẩn đặt ra đối với cán bộ cũng ngày càng cao và công tác cán bộ ngày càng quan trọng, chặt chẽ, khoa học, có tính chuyên nghiệp cao và hiện đại mới đáp ứng yêu cầu đặt ra trong tình hình mới.
------------
(1) HCM toàn tập,NXB CTQG H.1995, t5, tr240
(2), (3) HCM toàn tập,NXB CTQG H.1995, t5, tr269
Hồng Thái
Liên kết website
Đang truy cập: 91
Hôm nay: 13,481
Hôm qua: 16,487
Tháng hiện tại: 376,519
Tháng trước: 581,972
Tổng lượt truy cập: 10,086,836