Châu Âu đánh giá cao quyết tâm của Việt Nam trong ngăn chặn đánh bắt cá bất hợp pháp

Thứ năm - 09/03/2023 20:43
Ủy ban châu Âu (EC) ghi nhận và đánh giá cao quyết tâm chính trị của Việt Nam trong giải quyết hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
2
Theo đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thông, EC đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong ngăn chặn khai thác IUU. 

Thông tin này được ông Vũ Duyên Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Khai thác thủy sản, Cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đưa ra trong Hội nghị cung cấp thông tin báo chí định kỳ hàng tháng của Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin Truyền thông ngày 9/3 tại Hà Nội. 

Báo cáo nhanh về kết quả tháo gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” IUU, ông Vũ Duyên Hải cho biết, từ khi EC ra cảnh báo (ngày 23/10/2017), các Ban, Bộ, Ngành Trung ương có liên quan và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển của Việt Nam đã tổ chức triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác IUU, thực hiện các khuyến nghị của EC, gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” theo chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, của Thủ tướng Chính phủ và Ban chỉ đạo quốc gia về IUU.

Tháng 10/2022, Đoàn thanh tra của EC đã đến làm việc, kiểm tra tình hình thực hiện chống khai thác IUU tại Việt Nam. Tháng 12/2022, EC đã có báo cáo kết luận và thông tin những hạn chế còn tồn tại.

Phía EC ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam trong thời gian qua cũng như tinh thần sẵn sàng tiếp tục cải thiện và sự cởi mở của Việt Nam đối với các khuyến nghị của EC. Khung pháp lý của Việt Nam hiện toàn diện, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, tuy nhiên, việc thực thi còn nhiều hạn chế và không đồng đều.

Qua thực tế kiểm tra tại tỉnh Khánh Hòa, EC đánh giá cao sự phối hợp tốt giữa các cơ quan chức năng tham gia chống khai thác IUU. Giám sát đội tàu đã được cải thiện, tuy nhiên, số lượng các trường hợp mất kết nối vẫn còn cao và cần có sự quan tâm đặc biệt từ các cơ quan chức năng của Việt Nam. Sự khác biệt giữa các tỉnh khiến hệ thống kiểm soát vẫn chưa đủ để ngăn chặn hiệu quả thủy sản có nguồn gốc từ khai thác IUU.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2021 xảy ra 853 lượt tàu trên 24 mét mất kết nối VMS thì 119 lượt tàu/7 tỉnh chưa xử lý đến cùng (chiếm 13,95%), 300 lượt tàu/21 tỉnh không phản hồi kết quả xử lý (chiếm 35,16%). Năm 2022, xảy ra 412 lượt tàu trên 24 mét mất kết nối VMS thì 108 lượt tàu/8 tỉnh chưa xử lý đến cùng (chiếm 26,21%), 46 lượt tàu/9 tỉnh không phản hồi kết quả xử lý (chiếm 11,16%).

Ngoài ra, EC chỉ ra vấn đề liên quan đến việc truy xuất nguồn gốc và kiểm soát thủy sản nhập khẩu dưới dạng container. Cùng với đó, vấn đề đáng lo ngại nhất còn tồn tại là số lượng tàu cá Việt Nam bị bắt giữ ở vùng biển các nước láng giềng...

Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ ra một số hạn chế còn tồn tại cũng như đề xuất các biện pháp khắc phục. Đáng chú ý, về mặt tồn tại, ông Vũ Duyên Hải cho biết số lượng tàu cá vẫn còn lớn dẫn đến cường lực khai thác chưa cân bằng với trữ lượng nguồn lợi thủy sản. Một số địa phương chưa hoàn thành 100% việc thực hiện đăng ký, đăng kiểm, cấp Giấy phép khai thác thủy sản, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình VMS trên tàu cá, chưa cập nhật đẩy đủ dữ liệu tàu cá vào cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFishbase).

Duy Tiến/CAND

 

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

HỘI NGHỊ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NĂM 2022

1. CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NĂM 2022 2. QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ. 3. QUY CHẾ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG. 4. BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC CƠ QUAN NĂM 2021. 5. BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC THI ĐUA THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây