Đang truy cập: 58
Hôm nay: 15,437
Hôm qua: 15,833
Tháng hiện tại: 455,923
Tháng trước: 581,972
Tổng lượt truy cập: 10,166,240
- Đang truy cập58
- Hôm nay15,437
- Tháng hiện tại455,923
- Tổng lượt truy cập10,166,240
Chiều 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc làm việc của Tiểu ban Kinh tế-Xã hội phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII với thành phố Hà Nội và 12 địa phương.
Cùng dự buổi làm việc có các Ủy viên Bộ Chính trị: Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Hoàng Trung Hải, Bí thư Thành ủy Hà Nội.
Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn và các thành viên trong Tiểu ban cùng tham dự.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị lãnh đạo các địa phương báo cáo về những nét nổi bật trong phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương mình, đặc biệt là việc ứng dụng những mô hình phát triển mới, hiệu quả cao vào thực tế sản xuất. Cùng với đó là làm rõ những nút thắt, điểm nghẽn và các tồn tại, hạn chế trong phát triển.
Thủ tướng cũng đề nghị các đại biểu nêu ý kiến đề xuất, góp ý để tạo cơ chế thuận lợi và bứt phá cho địa phương tăng trưởng cao hơn, nhanh hơn trong thời gian tới.
Riêng đối với Hà Nội, Thủ tướng đề nghị lãnh đạo thành phố cần có phương hướng phát huy vai trò trung tâm chính trị-kinh tế-thương mại-văn hóa của Thủ đô; việc triển khai liên kết vùng để tạo không gian phát triển rộng lớn và hiệu quả hơn.
Thủ tướng nhấn mạnh kết quả buổi làm việc sẽ góp phần là cơ sở quan trọng để Tiểu ban xây dựng và hoàn thiện dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm (2021- 2030) và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2021-2025) trình Trung ương xem xét, quyết định.
Sau khi nghe các ý kiến phát biểu tại hội nghị, kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đến tầm quan trọng của 13 địa phương-những địa bàn kinh tế trọng điểm của đất nước với nhiều mô hình tốt về phát triển kinh tế, đời sống nhân dân được nâng cao.
Thủ tướng đánh giá cao những ý kiến tâm huyết, đa dạng và thẳng thắn của các địa phương tại buổi làm việc; cho rằng đây là những báo cáo mang ý nghĩa tổng kết cao, chuẩn bị nghiêm túc, công phu; là các tư liệu tốt để Tiểu ban tập hợp, báo cáo Trung ương.
Thủ tướng đánh giá việc triển khai Chiến lược kinh tế-xã hội của 13 tỉnh đạt kết quả tốt, khá toàn diện; cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh, tăng trưởng cao và cơ bản đạt mục tiêu đề ra, nhiều tỉnh vượt chỉ tiêu Đảng bộ địa phương đề ra; cơ sở hạ tầng được cải cách mạnh mẽ.
Trong phát triển kinh tế, các tỉnh đều quan tâm đến vấn đề chăm sóc gia đình chính sách, phát triển giáo dục, văn hóa, thể thao; chú ý bảo vệ môi trường và bảo trợ xã hội. Thủ tướng cũng nhìn nhận, chính sách phát triển của các địa phương cũng đã phù hợp hơn với kinh tế thị trường; xã hội hóa nguồn lực mạnh mẽ trong phát triển; bộ mặt nông thôn, miền núi, đô thị đổi thay nhiều so với 10 năm trước; quốc phòng, an ninh được đảm bảo.
Thủ tướng cũng chỉ ra một số bất cập của các địa phương này như việc thực thi pháp luật còn chồng chéo, bộ máy còn nhiều bất cập, một số chủ trương, chính sách còn phải được giải quyết. Việc cải cách, phân cấp, tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm còn nhiều tồn tại.
Nhấn mạnh đến mục tiêu chính là phát triển con người, Thủ tướng đề cao trách nhiệm nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân, tiếp tục phát triển 3 trụ cột, lấy con người làm trung tâm. Xây dựng nông thôn kiểu mẫu bởi đa số người dân Việt Nam sinh sống ở vùng nông thôn.
Bên cạnh đó, Thủ tướng chỉ đạo việc xây dựng các chỉ tiêu phấn đấu cần thực chất hơn, tránh hình thức; đi đầu trong ứng dụng khoa học công nghệ; phát triển đồng đều cả hạ tầng cứng, hạ tầng mềm, liên kết trong phát triển; chú trọng hơn nữa đến thu hút nhân tài.
Về một số vướng mắc cụ thể của các địa phương, Thủ tướng cho rằng xuất phát từ những nguyên nhân như thể chế chính sách, sự quan liêu của bộ máy quản lý Nhà nước các cấp từ Trung ương đến địa phương...
Trên tinh thần đó, Thủ tướng mong muốn các địa phương phải đổi mới phong cách làm việc, cải cách thủ tục hành chính, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đổi mới sáng tạo, tránh dựa dẫm, trông chờ, ỷ lại, phát triển địa phương mình đóng góp vào thành tựu chung của đất nước./.
Liên kết website
Đang truy cập: 58
Hôm nay: 15,437
Hôm qua: 15,833
Tháng hiện tại: 455,923
Tháng trước: 581,972
Tổng lượt truy cập: 10,166,240