Đang truy cập: 56
Hôm nay: 9,346
Hôm qua: 19,435
Tháng hiện tại: 408,711
Tháng trước: 581,972
Tổng lượt truy cập: 10,119,028
- Đang truy cập56
- Hôm nay9,346
- Tháng hiện tại408,711
- Tổng lượt truy cập10,119,028
Việc thảo luận, quyết định đường lối, nhiệm vụ chính trị (công tác văn kiện) tại Đại hội là một trong hai nội dung quan trọng nhất, đã được các đảng bộ chuẩn bị kỹ lưỡng và thực hiện nghiêm túc, góp phần làm nên thành công của đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025.
Khẳng định vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ Văn kiện Đại hội rất quan trọng, không phải là nghị quyết bình thường mà là văn kiện 5 năm mới có một lần, vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn, tính chính trị, mang tầm chiến lược đồng thời phải có tính quần chúng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, dễ kiểm tra.
Nhìn lại đại hội đảng bộ các cấp có thể thấy công tác xây dựng, thảo luận văn kiện - một trong hai nội dung quan trọng nhất của đại hội đã được các đảng bộ đặc biệt quan tâm.
Việc xây dựng dự thảo báo cáo chính trị đã được các cấp ủy chú trọng, đầu tư nhiều công sức với cách làm khoa học và thái độ nghiêm túc, tập hợp được trí tuệ của đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Trên cơ sở tiếp thu các định hướng lớn, tinh thần đổi mới trong công tác xây dựng văn kiện Đại hội XIII của Đảng, báo cáo chính trị của hầu hết các cấp ủy đã đánh giá khách quan, toàn diện, nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng về những kết quả đạt được cũng như hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan.
Đặc biệt, các báo cáo chính trị đã phân tích khá sâu sắc thời cơ và thách thức, điểm mạnh, điểm yếu, tiềm năng, cơ hội nổi trội và lợi thế cạnh tranh của địa phương mình để đề ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, sát thực tế, có tính khả thi cao cho nhiệm kỳ tới, thậm chí cho cả giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh giá điểm nổi bật của các báo cáo chính trị lần này đều nhấn mạnh vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng; làm sâu sắc, đầy đủ hơn công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Báo cáo kiểm điểm của các cấp ủy đã thể hiện bản lĩnh chính trị, tính chiến đấu, tinh thần tự phê bình và phê bình, tự soi, tự sửa, ý thức cầu thị, thẳng thắn, khiêm tốn, trung thực, trách nhiệm, hạn chế tình trạng nể nang, né tránh; tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ; cơ bản khắc phục được tình trạng chỉ chủ yếu đề cập ưu điểm, ít dám nói khuyết điểm; và các nội dung còn trùng lặp với báo cáo chính trị.
Nhiều ý kiến đã góp ý cụ thể vào dự thảo báo cáo chính trị của cấp ủy và dự thảo nghị quyết trình đại hội đảng bộ, tập trung đánh giá thành tựu, kết quả đạt được trên các lĩnh vực nhiệm kỳ vừa qua, những tồn tại, hạn chế và bài học kinh nghiệm; xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp lớn; đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng, nhất là những nội dung có liên quan trực tiếp đến đảng bộ.
Đại hội cũng là dịp nhìn lại, kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ, các ý kiến đánh giá về tính nghiêm túc, tính chiến đấu trong tự phê bình và phê bình của cấp ủy; nội dung, phương thức lãnh đạo; những kinh nghiệm tốt, cách làm mới trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và nhất là việc thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Bình cho biết việc thảo luận, góp ý và thông qua các dự thảo văn kiện tại đại hội được thực hiện nghiêm túc, phát huy tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, thống nhất.
Các đại hội đã dành thời gian thỏa đáng để thảo luận các dự thảo văn kiện tại đại hội và các tổ thảo luận. Việc gợi ý thảo luận được chú trọng, không khí thảo luận ở nhiều đại hội sôi nổi, thẳng thắn, tập hợp được trí tuệ của đông đảo cán bộ, đảng viên.
Công phu, bài bản chuẩn bị dự thảo văn kiện Đại hội XIII
Việc nghiên cứu, thảo luận, tham gia góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của cấp trên trực tiếp và dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã thực sự trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, thể hiện sự thống nhất ý Đảng-lòng dân.
Các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII lần này không chỉ kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng mà còn nhìn lại 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020; đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025 (năm kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước); xác định mục tiêu, phương hướng đến năm 2030 (năm kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng); và tầm nhìn phát triển đất nước đến năm 2045 (năm kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Đây sẽ là những dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Đảng ta, dân tộc ta, đất nước ta, có ý nghĩa định hướng và tầm nhìn chiến lược cho tương lai, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế và phát triển đất nước nhanh, bền vững hơn.
Đại hội đảng bộ các cấp đã dành nhiều thời gian đóng góp ý kiến thảo luận và cơ bản tán thành, thể hiện sự nhất trí cao với dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng.
Các cơ quan chức năng của Trung ương đã tập hợp, tổng hợp, phân loại các ý kiến đóng góp từ hơn 1.400 trang của đại hội đảng bộ các cấp, các đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, nhân dân và xây dựng Báo cáo tổng hợp chung với gần 200 trang.
Qua tổng hợp, phân tích các ý kiến cho thấy hầu hết các ý kiến đều thể hiện sự tâm huyết, thẳng thắn, tinh thần trách nhiệm cao đối với Đảng, với nhân dân, đất nước; hoan nghênh việc Trung ương đã cập nhật tình hình thế giới, trong nước và ý kiến góp ý bước đầu của các đồng chí nguyên là lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, cán bộ, đảng viên, các nhà khoa học, các nhà quản lý để hoàn thiện thêm một bước dự thảo các văn kiện trước khi công bố lấy ý kiến nhân dân; cho rằng đây là một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, thể hiện tinh thần thật sự cầu thị, dân chủ ngày càng cao trong Đảng, trong nhân dân và xã hội; phát huy trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tham gia vào quá trình hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách phát triển đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Phần lớn các ý kiến cho rằng dự thảo các văn kiện được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, khoa học, thận trọng, kỹ lưỡng, có sự đổi mới, bảo đảm chất lượng; gắn kết giữa lý luận với thực tiễn; phản ánh được tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân; có nhiều điểm mới; thể hiện tầm cao trí tuệ của Đảng; phản ánh khách quan, toàn diện, sát với tình hình thực tế những kết quả đã đạt được, những hạn chế, khuyết điểm, yếu kém còn tồn tại và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; dự báo được tình hình, xu hướng phát triển của đất nước và thế giới trong thời gian tới, từ đó xác định đúng và trúng những định hướng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, khá cụ thể để phát triển đất nước nói chung và các ngành, lĩnh vực nói riêng.
Nhiều ý kiến đề xuất, kiến nghị bổ sung, sửa đổi thêm một số nội dung, câu chữ cụ thể, hoặc kiến nghị phân tích sâu hơn, diễn đạt rõ ràng, cụ thể hơn những kết quả đã đạt được; những hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân; rà soát, đối chiếu, điều chỉnh một số điểm chưa nhất quán giữa các văn kiện.
Tại Hội nghị lần thứ 14 vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương đã tập trung thảo luận, góp ý cụ thể và thống nhất rất cao với các nội dung mà Bộ Chính trị đề nghị tiếp thu, giải trình, hoàn chỉnh lần cuối các dự thảo và hoàn tất công tác chuẩn bị văn kiện Đại hội XIII của Đảng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh giá việc chuẩn bị dự thảo các văn kiện trình Đại hội lần này đã được tiến hành rất công phu, bài bản, chu đáo, qua nhiều lần, nhiều vòng, từng bước hoàn thiện, có nhiều đổi mới, tiến bộ về chất so với trước; quán triệt sâu sắc nguyên tắc kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, giữa kiên định và đổi mới, giữa kế thừa và phát triển; trên cơ sở phát huy tối đa dân chủ, trân trọng lắng nghe ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ, đảng viên và nhân dân; lựa chọn, chắt lọc, tham khảo các đề xuất tâm huyết, trách nhiệm; kết tinh trí tuệ và sức sáng tạo của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta./.
Liên kết website
Đang truy cập: 56
Hôm nay: 9,346
Hôm qua: 19,435
Tháng hiện tại: 408,711
Tháng trước: 581,972
Tổng lượt truy cập: 10,119,028