Đang truy cập: 53
Hôm nay: 14,746
Hôm qua: 17,926
Tháng hiện tại: 432,037
Tháng trước: 581,972
Tổng lượt truy cập: 10,142,354
- Đang truy cập53
- Hôm nay14,746
- Tháng hiện tại432,037
- Tổng lượt truy cập10,142,354
Luật sư Vũ Tuấn (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, Điều 68 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND năm 2015 - đã quy định rất rõ những hành vi bị cấm trong vận động bầu cử.
Trong đó, nghiêm cấm lợi dụng vận động bầu cử để tuyên truyền trái với Hiến pháp và pháp luật hoặc làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân khác. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng phương tiện thông tin đại chúng trong vận động bầu cử.
Đặc biệt, luật cũng nghiêm cấm việc lợi dụng vận động bầu cử để vận động tài trợ, quyên góp ở trong nước và nước ngoài cho tổ chức, cá nhân mình. Sử dụng hoặc hứa tặng, cho, ủng hộ tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri.
Ngoài ra, Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử, Ban bầu cử, Tổ bầu cử không được vận động bầu cử cho những người ứng cử. Thành viên của các tổ chức phụ trách bầu cử nói trên không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để vận động bầu cử cho những người ứng cử nhằm bảo đảm sự công bằng, bình đẳng đối với những người ứng cử.
Về việc vận động bầu cử, luật sư Vũ Tuấn cho biết, theo quy định hiện nay, vận động bầu cử của người ứng cử là hoạt động tiếp xúc cử tri hoặc thông qua phương tiện thông tin đại chúng để người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND báo cáo với cử tri dự kiến chương trình hành động của mình nhằm thực hiện trách nhiệm đại biểu nếu họ được bầu làm đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu HĐND; đồng thời trao đổi những vấn đề mà cử tri quan tâm, tạo điều kiện để cử tri tiếp xúc và hiểu rõ hơn người ứng cử để cân nhắc bầu chọn những người đủ tiêu chuẩn.
Việc tổ chức vận động bầu cử phải bảo đảm 3 nguyên tắc cơ bản đã được quy định tại Điều 63 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND.
Thứ nhất, việc vận động bầu cử được tiến hành dân chủ công khai, bình đẳng đúng pháp luật, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội. Thứ hai, người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu HĐND ở đơn vị bầu cử nào thì thực hiện vận động bầu cử tại đơn vị đó. Thứ ba, các tổ chức phụ trách bầu cử và thành viên của các tổ chức này không được vận động cho người ứng cử.
Hiện nay pháp luật quy định việc vận động bầu cử của người ứng cử được tiến hành bằng hai hình thức cơ bản.
Thứ nhất là gặp gỡ tiếp xúc với cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri địa phương nơi mình ứng cử theo quy định tại Điều 66 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND. Thứ hai, thông qua phương tiện thông tin đại chúng theo quy định tại Điều 67 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND.
Tuy nhiên, trên thực tế, với việc phát triển và tác động rất hiệu quả của mạng xã hội hiện nay, ngoài hai kênh chính thống đã nêu trên, theo luật sư, người ứng cử có thể sử dụng mạng xã hội để tương tác với cử tri và vận động bầu cử cho mình, nhưng phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về sử dụng mạng xã hội và về vận động bầu cử, không được thực hiện các hành vi bị cấm.
Liên kết website
Đang truy cập: 53
Hôm nay: 14,746
Hôm qua: 17,926
Tháng hiện tại: 432,037
Tháng trước: 581,972
Tổng lượt truy cập: 10,142,354