Đang truy cập: 58
Hôm nay: 19,435
Hôm qua: 16,892
Tháng hiện tại: 405,526
Tháng trước: 581,972
Tổng lượt truy cập: 10,115,843
- Đang truy cập58
- Hôm nay19,435
- Tháng hiện tại405,526
- Tổng lượt truy cập10,115,843
Với cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an, Việt Nam có cơ hội để kết hợp hài hòa các mục tiêu phát triển của ASEAN với các sáng kiến của Liên hợp quốc.
Đó là đánh giá của tiến sỹ Pankaj Jha, học giả hàng đầu Ấn Độ về các vấn đề quốc tế, đăng trên trang mạng Modern Policy tháng 3/2020.
VietnamPlus xin trân trọng giới thiệu bài viết này:
Việt Nam đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN từ nước tiền nhiệm Thái Lan từ tháng 11/2019 với chương trình nghị sự năm 2020 bao gồm nhiều vấn đề và nhiều thách thức. Với phạm vi địa-chính trị rộng lớn của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, ASEAN nhận thức cần có một chiến lược đối với khu vực này. Kết quả là ASEAN ra tuyên bố tầm nhìn về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và từ Tuyên bố này ASEAN cần điều chỉnh để thích nghi với cấu trúc quyền lực vốn luôn vận động và biến đổi.
Những diễn biến hiện nay - từ những căng thẳng ở Biển Đông do đòi hỏi chủ quyền phi lý của Trung Quốc, cháy rừng ở Indonesia, căng thẳng giữa Indonesia với Trung Quốc về đánh bắt cá trái phép ở Biển Đông…là những thách thức hàng năm đối với nước Chủ tịch ASEAN. Vấn đề cháy rừng ở Indonesia và các vấn đề môi trường khác cần cách tiếp cận mang tính hợp tác.
ASEAN cũng cần chuẩn bị đối mặt với suy thoái toàn cầu vốn đang dần hiện hữu do dịch COVID-19 và tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm đang tác động đến không chỉ châu Á mà cả thế giới. Một thách thức khác trong năm nay đối với Việt Nam là việc đạt được đồng thuận cần thiết giữa các thành viên ASEAN là các bên trong tranh chấp ở Biển Đông về Bộ quy tắc ứng xử (COC) cần có các điều khoản thi hành và chế tài xử lý.
Bản dự thảo COC hiện nay đề cập đến nhiều vấn đề rộng, phản ánh nguyện vọng và lập trường pháp lý của mỗi bên tranh chấp. Tuy nhiên, làm sao để giải quyết được các lo ngại của các bên và đạt được một bản dự thảo chung sẽ là một nhiệm vụ đầy thách thức đối với Việt Nam. Việt Nam sẽ phải phải sử dụng kỹ năng ngoại giao mềm dẻo, và các cuộc đàm phán khéo léo để đạt được mục tiêu này.
Hơn nữa, Việt Nam ngày càng được nhìn nhận là nền kinh tế đang nổi và một quốc gia cường thịnh cần đảm nhận vai trò mang tầm khu vực. Điều này sẽ cần có sự linh hoạt điều chỉnh từ công thức cố định là xây dựng đồng thuận sang việc sử dụng biện pháp khéo léo để đạt được quan điểm đối thoại chung.
Các cuộc họp kín của các bộ trưởng ngoại giao ASEAN trong quý 1 năm 2020 sẽ đặt nền tảng cho chương trình nghị sự cho cả năm 2020. Việt Nam với tư cách là nền kinh tế đang nổi cũng như tư cách thành viên APEC và nước có lợi ích từ tiến trình RCEP sẽ cần đạt được mục tiêu: RCEP sẽ được ký dù có hay không sự tham gia của Ấn Độ.
Với quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và quan hệ truyền thống tốt đẹp với Ấn Độ, Việt Nam sẽ khiến Ấn Độ quay trở lại bàn đàm phán. Đây sẽ là một điểm nhấn của vai trò Chủ tịch ASEAN. Trước đó, Ấn Độ đã không tham dự cuộc họp ở Bali đàm phán với các thành viên ASEAN về RCEP.
Vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 cũng sẽ có nhiều khó khăn. Việt Nam cũng đã đạt được những kết quả tích cực và nhiều kinh nghiệm từ cương vị Chủ tịch ASEAN 2011 khi phải giải quyết những vấn đề tương tự. Việt Nam đã bám sát “cách thức ASEAN” hơn là đưa ra những giải pháp mới, khác cách suy nghĩ thông thường.
Bối cảnh địa chính trị và các tính toán chiến lược trong năm 2020 sẽ không dễ dàng cho Việt Nam trong việc ra quyết định và Việt Nam cần những điều chỉnh mạnh mẽ trong biện pháp xây dựng long tin và giải quyết vấn đề.
Ở tầm quốc tế, câu hỏi đang được đặt ra là liệu vai trò trung tâm của ASEAN có còn là công cụ hữu ích để giải quyết các vấn đề trên biển hay chỉ mang lại những kết quả hạn chế. Các chương trình cộng đồng ASEAN - Cộng đồng Chính trị An ninh, Cộng đồng Kinh tế-Văn hóa sẽ đến hạn kiểm điểm giữa kỳ vào năm 2020 và 2025 sẽ là hạn chót cho những chương trình này. Chương trình hành động III của Sáng kiến hội nhập ASEAN (2016-2020) cần nỗ lực lớn bởi vì cho đến thời điểm hiện tại mới có 19/26 (chiếm 73,1%) mục tiêu được hoàn thành.
Một trong những thách thức lớn nhất cho các quốc gia ASEAN là việc đối phó với dịch COVID-19 ở khu vực và đưa ra kế hoạch hành động toàn diện để kiểm soát sự lây lan và đưa ra chương trình phối hợp các nỗ lực chung ở khu vực.
Để thực hiện mục tiêu này, ASEAN cần xây dựng các trung tâm khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng, củng cố hệ thống cơ sở nghiên cứu về sức khỏe cộng đồng, kiểm soát nguy cơ lây lan và học kinh nghiệm đối phó với dịch bệnh này của Trung Quốc. Việt Nam sẽ phải ưu tiên giải quyết vấn đề này trong năm chủ tịch vì nếu không, dịch bệnh sẽ gây ra tác động chính trị, kinh tế và văn hóa đối với khu vực.
Sau những căng thẳng trong thời gian qua ở Biển Đông, sự hữu dụng của Hiệp ước Hòa bình và Hữu nghị ở Đông Nam Á đang bị thách thức. Cần thiết phải xem xét lại và quy định rõ các trách nhiệm phải thực hiện theo TAC đối với tất cả các nước lớn và cho khu vực. Để đạt mục tiêu này, cần thiết phải thực hiện cách tiếp cận theo 2 phương diện là xây dựng long tin giữa các đối tác đồng thời với bảo vệ lợi ích của khu vực. Lợi ích chung và là điểm hội tụ của các đối tác đối thoại là các hoạt động cứu trợ nhân đạo và giảm nhẹ thiên tai, đối phó chủ nghĩa khủng bố và rà phá bom mìn.
Với cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam có cơ hội để kết hợp hài hòa các mục tiêu phát triển của ASEAN với các sáng kiến của Liên hợp quốc.
Điểm tương đồng giữa Tầm nhìn ASEAN 2025 và Chương trình nghị sự phát triển bền vững của Liên hợp quốc 2030 cần được nghiên cứu để Việt Nam có thể đưa ra những đề xuất khả thi nhằm hiện thực hóa. Thách thức liên quan đến buôn lậu và sản xuất ma túy, nạn buôn người cần được đề cập tại cả ASEAN và Liên hợp quốcASEAN đã thông qua Kế hoạch hành động nhằm ngăn chặn và đối phó sự gia tăng chủ nghĩa bạo lực cực đoan và kế hoạch này cần có đại diện và hỗ trợ từ các cơ quan của Liên hợp quốc. Vị trí của Việt Nam sẽ là chất xúc tác cho vấn đề này và các nỗ lực của khu vực cũng cần được thúc đẩy theo hướng này.
An ninh mạng cũng đã được ASEAN và Liên hợp quốc đề cập nhưng về cơ chế giám sát ở khu vực thì vẫn còn nhiều hạn chế. Trên cơ sở các sáng kiến của ASEAN như Trung tâm Bảo mật an ninh mạng và Sáng kiến xây dựng năng lực an ninh mạng với sự trợ giúp của Singapore và Nhật Bản, Việt Nam sẽ được đánh giá tốt nếu củng cố được những cơ sở này.
Trong phạm vi ASEAN, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0, kết nối số... vẫn còn chưa đầy đủ, Việt Nam cần nỗ lực đẩy mạnh phối hợp các nước, đưa ra có chế đối thoại hiệu quả hơn trên cơ sở thường xuyên giữa các nước ASEAN.
Việt Nam cũng cần thúc đẩy tính khả thi trong các cơ chế hợp tác gữa ASEAN và cơ quan nguyên tử quốc tế (IAEA). Điều này yêu cầu sự quan tâm đặc biệt ở Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để tạo ra khung pháp lý ở Đông Nam Á về an toàn và an ninh hạt nhân. Điều này sẽ góp phần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hạt nhân trong tương lai. Trong khuôn khổ Liên hợp quốc, Việt Nam sẽ cần phải nỗ lực đặc biệt để dành được sự ủng hộ và thực thi hiệu quả của Hiệp ước SEANWFZ và đệ trình Ủy ban của Đại hội đồng Liên hợp quốc.
ASEAN hiện đang phải đối mặt với nhiều vụ việc liên quan đến nạn đánh bắt cá bất hợp pháp và điều này cần được giải quyết ở cấp độ toàn cầu và cần có công ước về việc này. Việt Nam có thể đặc biệt lưu tâm vấn đề này trong chương trình nghị sự của Liên hợp quốc Việt Nam cũng cần giải quyết các thách thức liên quan đến giáo dục, đẩy mạnh và bảo vệ quyền lợi, phát triển kỹ năng và đào tạo nghề cho phụ nữ và trẻ em.
Ô nhiễm môi trường biển và biến đổi khí hậu cũng là chủ đề thường xuyên ở Hội đồng Bảo an và Việt Nam cần đề cập vấn đề này gắn với các quan ngại ở Đông Nam Á và đưa ra lý do tại sao cần nỗ lực chung toàn cầu. Những vấn đề khác như quản lý than bùn, cháy rừng thông qua hỗ trợ tài chính… cần được đề xuất cẩn trọng.
Trong khi chương trình nghị sự ASEAN cần đầu tư nhiều nỗ lực hơn vì trong năm 2020 sẽ có nhiều sáng kiến cần phải kiểm điểm đánh giá để vạch ra lộ trình toàn diện cho tương lai. Mặt khác, những vấn đề trong Hội đồng Bảo an, Việt Nam cần nêu bật các cam kết liên quan đến trách nhiệm của những nước phát triển và đang phát triển đối với ô nhiễm nguồn nước, hỗ trợ tài chính giảm nhẹ thiệt hại thiên tai ở cấp độ quốc tế. Trên thực tế, vấn đề ô nhiễm sông Mekong và xây dựng các con đập sẽ gây sự chú ý trong năm nay.
Năm 2020 sẽ là một năm đầy thách thức cũng như một năm để áp dụng các cam kết khu vực và toàn cầu đối với an ninh, thịnh vượng, phát triển, thương mại và kết nối. Với kinh nghiệm đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an trước đây, Việt Nam có thể cân bằng các cam kết, để lại dấu ấn tích cực cho cộng đồng quốc tế tại diễn đàn cấp khu vực và toàn cầu./.
Liên kết website
Đang truy cập: 58
Hôm nay: 19,435
Hôm qua: 16,892
Tháng hiện tại: 405,526
Tháng trước: 581,972
Tổng lượt truy cập: 10,115,843