Đang truy cập: 95
Hôm nay: 18,379
Hôm qua: 16,892
Tháng hiện tại: 398,309
Tháng trước: 581,972
Tổng lượt truy cập: 10,108,626
- Đang truy cập95
- Hôm nay18,379
- Tháng hiện tại398,309
- Tổng lượt truy cập10,108,626
Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định 322 về hướng dẫn chẩn đoán, điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do chủng mới của vi rút Corona (nCoV), thay thế hướng dẫn ban hành ngày 16/1/2019.
Theo hướng dẫn này, người nhiễm nCoV có biểu hiện lâm sàng đa dạng: từ nhiễm không có triệu chứng (giống như cảm cúm thông thường) tới những biểu hiện bệnh lý nặng như viêm phổi nặng, suy hô hấp, sốc nhiễm trùng, suy chức năng đa cơ quan và tử vong, đặc biệt ở những người cao tuổi, người có bệnh mạn tính hay suy giảm miễn dịch.
Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh do nCoV nên chủ yếu là điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng. Các biện pháp phòng bệnh chính là phát hiện sớm và cách ly ca bệnh.
Cũng theo hướng dẫn này, cần chẩn đoán phân biệt viêm đường hô hấp cấp do nCoV với viêm đường hô hấp cấp do các tác nhân hay gặp khác, bao gồm cả các tác nhân gây dịch bệnh nặng đã biết, như vi rút cúm mùa (A/H3N2, A/H1N1, B), vi rút hợp bào hô hấp (RSV), rhinovirus, myxovirrus, adenovirus; hội chứng cúm do các chủng vi rút Corona thông thường; các căn nguyên vi khuẩn hay gặp, bao gồm các vi khuẩn không điển hình như Mycoplasma pneumonia etc; các căn nguyên khác có thể gây viêm đường hô hấp cấp tính nặng như cúm gia cầm A/H5N1, A/H7N9, SARS-CoV và MERS-CoV.
Mặt khác, cần chẩn đoán phân biệt các tình trạng nặng của người bệnh (suy hô hấp, suy chức năng các cơ quan...) do các căn nguyên khác hoặc do tình trạng nặng của các bệnh lý mãn tính kèm theo.
Dự phòng lây nhiễm là một bước quan trọng trong chẩn đoán và điều trị người bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV, do vậy cần được thực hiện ngay khi người bệnh tới nơi tiếp đón ở các cơ sở y tế. Các biện pháp dự phòng chuẩn phải được áp dụng ở tất cả khu vực trong cơ sở y tế.
Tại khu vực sàng lọc và phân loại bệnh nhân, nhân viên y tế cho người nghi ngờ nhiễm nCoV mang khẩu trang và hướng dẫn tới khu vực cách ly; giữ khoảng cách tối thiểu là 1m giữa các người bệnh; hướng dẫn người bệnh che mũi miệng khi ho, hắt hơi và rửa tay ngay sau khi tiếp xúc dịch hô hấp.
Áp dụng các biện pháp dự phòng giọt bắn bằng cách mang khẩu trang y tế theo hướng dẫn chi tiết về phòng ngừa kiểm soát lây nhiễm nCoV nếu làm việc trong khoảng cách 1-2m với người bệnh; ưu tiên cách ly người bệnh ở phòng riêng hoặc sắp xếp nhóm người bệnh cùng căn nguyên trong một phòng. Nếu không xác định được căn nguyên, xếp người bệnh có chung các triệu chứng lâm sàng và yếu tố dịch tễ; khi chăm sóc gần người bệnh có triệu chứng hô hấp (ho, hắt hơi) cần sử dụng dụng cụ bảo vệ mắt; hạn chế người bệnh di chuyển trong cơ sở y tế, và người bệnh phải mang khẩu trang khi ra khỏi phòng.
Áp dụng các biện pháp dự phòng tiếp xúc, nhân viên y tế phải sử dụng các thiết bị bảo vệ cá nhân (khẩu trang y tế, kính bảo vệ mắt, găng tay, áo choàng) khi vào phòng bệnh và cởi bỏ khi ra khỏi phòng, và tránh đưa tay bẩn lên mắt, mũi, miệng; vệ sinh và sát trùng các dụng cụ (ống nghe, nhiệt kế) trước khi sử dụng cho mỗi người bệnh; tránh làm nhiễm bẩn các bề mặt môi trường xung quanh như cửa phòng, công tắc đèn, quạt...; đảm bảo phòng bệnh thoáng khí, mở các cửa sổ phòng bệnh (nếu có); hạn chế di chuyển người bệnh; vệ sinh tay.
Nhân viên y tế khi thực hiện các thủ thuật như đặt ống nội khí quản, hút đường hô hấp, soi phế quản, cấp cứu tim phổi... phải sử dụng các thiết bị bảo vệ cá nhân bao gồm đeo găng tay, áo choàng, bảo vệ mắt, mang khẩu trang N95 hoặc tương đương. Nếu có thể, thực hiện thủ thuật ở phòng riêng hoặc phòng áp lực âm; hạn chế người không liên quan ở trong phòng khi làm thủ thuật.
(PYO)
Liên kết website
Đang truy cập: 95
Hôm nay: 18,379
Hôm qua: 16,892
Tháng hiện tại: 398,309
Tháng trước: 581,972
Tổng lượt truy cập: 10,108,626