Chặng đường xây dựng và phát triển bền vững

Thứ năm - 27/08/2020 20:14 204 0

Sau 75 năm xây dựng và phát triển, đến nay, ngành Văn hóa đã xây dựng được các thiết chế văn hóa cần thiết cho các hoạt động nghiệp vụ; xây dựng được một đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập.

2
Tập thể công chức, viên chức, người lao động Sở VH-TT-DL luôn nêu cao vai trò, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Ảnh: CTV

Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành Văn hóa (28/8/1945-28/8/2020), Sở VH-TT-DL đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền, cổ động trực quan sinh động tại Văn phòng sở, cơ quan, địa điểm hoạt động của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc và phòng VH-TT các huyện, thị xã, thành phố; đồng thời tổ chức các hoạt động kỷ niệm phù hợp với tình hình phòng, chống dịch COVID-19.

Gắn chặt với lịch sử cách mạng của dân tộc

Theo lịch sử thành lập ngành Văn hóa, ngày 28/8/1945, trong tuyên cáo của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bộ Thông tin - Tuyên truyền là một trong 12 bộ của Nội các đầu tiên được thành lập, do đồng chí Trần Huy Liệu làm Bộ trưởng. Từ đó đến nay, ngày 28/8 hàng năm trở thành ngày truyền thống ngành Văn hóa.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công và trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ngành Văn hóa đã trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi như: Bộ Tuyên truyền và Cổ động (1/1946), Nha Tổng Giám đốc Thông tin - Tuyên truyền (3/1946), Nha Thông tin Tuyên truyền (11/1946), Nha Tuyên truyền và Văn nghệ (2/1952); Bộ Thông tin - Tuyên truyền (8/1954). Qua nhiều giai đoạn, về sau bộ có tên Văn hóa - Thông tin; Văn hóa - Thông tin - Thể thao. Từ tháng 7/2007 đến nay là Bộ VH-TT-DL.

Ở Phú Yên, từ những thập niên đầu thế kỷ XX, các tổ chức Tân Việt cách mạng, Hội Việt Nam thanh niên cách mạng đã ra đời. Các tổ chức này đưa thanh niên, học sinh yêu nước từ Phú Yên ra Huế, Hà Nội học nghề, sau đó trở về quê hương tham gia xây dựng các chi nhánh “Hưng Nghiệp hội xã”. Từ đây, các hoạt động thông tin tuyên truyền được Đảng bộ tỉnh trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, góp phần làm nên những chiến thắng vẻ vang, mà đỉnh cao là cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945.

Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, mặc dù cơ sở vật chất của ngành còn thiếu thốn, đội ngũ cán bộ không nhiều, trụ sở cơ quan thường xuyên di dời hết nơi này đến nơi khác, nhưng các cán bộ của Ty Thông tin - Tuyên truyền vẫn luôn là lực lượng xung kích đi đầu phục vụ các nhiệm vụ chính trị. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, văn hóa, văn nghệ là một binh chủng nằm trong Tiểu ban Tuyên truyền - Văn nghệ thuộc Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy.

Từ sau ngày giải phóng đến nay, ngành Văn hóa tỉnh tiếp tục phát huy truyền thống của mình, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước giao; ngày càng khẳng định vai trò to lớn của văn hóa trong đời sống xã hội.

1
Ngày hội VH-TT-DL các dân tộc tỉnh Phú Yên lần thứ X-2019. Ảnh: THIÊN LÝ

Công tác văn hóa nổi bật

Xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, trong đó công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh được ngành Văn hóa đặc biệt quan tâm. Năm 2016 đến nay, mỗi năm có trung bình 5 di tích được xếp hạng. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 90 di tích được xếp hạng (trong đó có 1 di tích quốc gia đặc biệt, 21 di tích quốc gia và 68 di tích cấp tỉnh); có 185 di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể được kiểm kê, gồm các loại hình: tập quán xã hội và tín ngưỡng (54 di sản), nghệ thuật trình diễn dân gian (18 di sản), lễ hội truyền thống (21 di sản), nghề thủ công truyền thống (30 di sản), tiếng nói, chữ viết (1 di sản), ngữ văn dân gian (48 di sản), tri thức dân gian (13 di sản); có 4 di sản được Bộ VH-TT-DL đưa vào Danh mục DSVH phi vật thể quốc gia, gồm: Nghệ thuật Bài chòi tỉnh Phú Yên (2014), Lễ hội Cầu ngư tỉnh Phú Yên (2015), Nghệ thuật Trình diễn trống đôi, cồng ba, chiêng năm của dân tộc Ba Na huyện Đồng Xuân (2016), Lễ cúng trưởng thành của người Ê Đê Phú Yên (2018).

Hàng năm, Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Sao Biển đã tổ chức gần 200 suất biểu diễn và nhiều chương trình có giá trị về nội dung tư tưởng, chất lượng nghệ thuật cao phục vụ bà con nhân dân trên địa bàn tỉnh; tham gia và đạt nhiều huy chương tại các cuộc thi, liên hoan, hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc, khu vực, Liên hoan ca múa nhạc 3 nước Đông Dương (do Bộ VH-TT-DL tổ chức); nhiều nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSND và NSƯT. Đến nay, Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Sao Biển đã có 3 nghệ sĩ được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu NSND, 7 nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSƯT.

Ngoài ra, các đơn vị nghệ thuật ngoài công lập tổ chức khoảng 1.000 suất biểu diễn phục vụ nhân dân trong tỉnh, đặc biệt biểu diễn phục vụ bà con miền núi, vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, Sở VH-TT-DL còn phát động cuộc thi sáng tác mỹ thuật, ảnh nghệ thuật mừng Đảng, mừng xuân thu hút nhiều tác giả, với hàng trăm tác phẩm tham gia; qua đó tuyển chọn các tác phẩm mỹ thuật, ảnh có chất lượng nghệ thuật cao để triển lãm phục vụ nhân dân trong địp Tết cổ truyền...

Trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, Sở VH-TT-DL thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn triển khai văn bản pháp luật liên quan đến phong trào và công tác gia đình cho các thôn, buôn, khu phố; tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng các thôn, khu phố về công tác xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình tại các huyện, thị xã, thành phố; hội nghị chuyên đề về xây dựng và giữ gìn hạnh phúc gia đình gắn với việc xây dựng “Gia đình văn hóa”... tác động tích cực đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần cải thiện đời sống dân nhân, nâng cao dân trí, bộ mặt nông thôn, thành thị ngày càng khởi sắc, nhân dân đồng thuận, đoàn kết và gắn bó.

Chủ động hội nhập quốc tế

Sở VH-TT-DL rất quan tâm đến việc giao lưu văn hóa quốc tế nhằm giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, DSVH, tiềm năng du lịch Phú Yên với nước ngoài, như: duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động giao lưu văn hóa với Liên đoàn nghệ thuật Chungbuk - Hàn Quốc qua các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, mỹ thuật; tham gia Liên hoan ca múa nhạc 3 nước Đông Dương, festival Huế, biểu diễn phục vụ một số hội nghị quốc tế, các đoàn khách nước ngoài đến thăm và làm việc với tỉnh; phối hợp các ngành, địa phương kêu gọi, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, các sản phẩm văn hóa, du lịch...

Trước xu thế hội nhập, mỗi cán bộ công chức, viên chức, người lao động toàn ngành Văn hóa tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm: Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước gắn với thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương về văn hóa; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn; tăng cường công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích; tiếp tục triển khai thực hiện các thông tư của Bộ VH-TT-DL về phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa và gia đình... 

Những thành quả đạt được của ngành Văn hóa Phú Yên như ngày hôm nay, đó là nhờ sự cống hiến, đóng góp to lớn của các thế hệ những người làm trong ngành Văn hóa, cũng như cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh đã bảo tồn gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa...

Giám đốc Sở VH-TT-DL Phạm Văn Bảy

THIÊN LÝ/PYO

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
iconlichcontac
Thống kê truy cập

Đang truy cập: 62

Máy chủ tìm kiếm: 3

Khách viếng thăm: 59

Hôm nay: 19,435

Hôm qua: 16,892

Tháng hiện tại: 405,326

Tháng trước: 581,972

Tổng lượt truy cập: 10,115,643

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây