Đang truy cập: 67
Hôm nay: 25,463
Hôm qua: 15,401
Tháng hiện tại: 57,247
Tháng trước: 530,097
Tổng lượt truy cập: 10,297,661
- Đang truy cập67
- Hôm nay25,463
- Tháng hiện tại57,247
- Tổng lượt truy cập10,297,661
Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, trong Chính cương vắn tắt đã nói rõ: về phương diện xã hội thì phải thực hiện “Nam nữ bình quyền”. Đảng sớm nhận rõ phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ. Đảng đặt ra: Phụ nữ phải tham gia các đoàn thể cách mạng (công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng. Chính vì vậy, vào ngày 20 tháng 10 năm 1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam chính thức được thành lập, để đánh dấu sự kiện này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20 tháng 10 hằng năm làm ngày truyền thống của tổ chức này, đồng thời cũng xem đây là ngày kỷ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là "Ngày phụ nữ Việt Nam".
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, phụ nữ luôn giữ một vị trí, vai trò trọng yếu trong gia đình và xã hội. Phụ nữ Việt Nam chiếm hơn 50% dân số và lực lượng lao động của toàn xã hội. Trong gia đình họ là những người vợ, người mẹ hiền, trung hậu, đảm đang. Trong lao động họ là những người cần cù, thông minh, sáng tạo. Trong đấu tranh họ là những anh hùng bất khuất. Ở chế độ phong kiến tuy có nhiều ràng buộc, định kiến với phụ nữ, nhưng lịch sử dân tộc Việt Nam còn mãi ghi đậm dấu ấn của những nữ anh hùng hào kiệt như Bà Trưng, Bà Triệu, Nữ tướng Bùi Thị Xuân... Trong đấu tranh cách mạng, phụ nữ Việt Nam không chỉ là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến mà chính họ còn là những chiến sĩ cách mạng kiên cường bất khuất như nhà cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai, nữ tướng Nguyễn Thị Định, các nữ anh hùng: Nguyễn Thị Chiên, Võ Thị Sáu, Lê Thị Hồng Gấm, Đặng Thùy Trâm... Bên cạnh đó còn nhiều nữ chiến sỹ cách mạng, dân quân du kích, thanh niên xung phong mở đường, tiếp lương, tải đạn và hàng chục nghìn bà mẹ Việt Nam anh hùng đã thầm lặng cống hiến công sức, hy sinh xương máu và người thân của mình cho Tổ quốc.
Khi đất nước hòa bình, được Đảng và Nhà nước tạo điều kiện, chăm lo tốt hơn, phụ nữ Việt Nam càng phát huy tốt vai trò, vị trí của mình trong gia đình và xã hội. Hiện nay, phụ nữ tham gia hầu hết các công việc và lĩnh vực của đời sống, chính trị, xã hội và ngày càng nắm giữ nhiều vị trí quan trọng, xứng đáng với danh hiệu "Giỏi việc nước, đảm việc nhà". Tuy nhiên, trước những áp lực của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, những mặt trái của xã hội như sống vội, sống gấp, bạo lực gia đình, tệ nạn mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em... đang đặt ra những khó khăn, thách thức lớn cho phụ nữ và công tác phụ nữ.
Phụ nữ ngày nay đang đặt trên vai hai trách nhiệm nặng nề đó là "Giỏi việc nước, đảm việc nhà". Trong đó trách nhiệm đầu tiên là xây dựng gia đình theo chuẩn mực: “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” đang là một yêu cầu lớn mà bản thân phụ nữ trước hết phải giữ gìn và phát huy những bản chất truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam là "trung hậu, đảm đang" chăm lo giáo dục tốt con cái và xây dựng gia đình hạnh phúc. Thứ hai là để "giỏi việc nước" thì bản thân phụ nữ phải phấn đấu, nỗ lực nhiều hơn nữa, cần năng động, sáng tạo, không ngừng học hỏi để hoàn thiện mình, nhất là phải có bản lĩnh vững vàng, phải tự tin, tự trọng trước những áp lực của đời sống và xã hội. Bên cạnh đó, để giúp cho phụ nữ thực hiện tốt các nhiệm vụ, vai trò của mình trong gia đình và xã hội thì cần có sự quan tâm, giúp đỡ nhiều hơn nữa của Đảng, Nhà nước, các hội, đoàn thể, các cấp, các ngành, nhất là sự chia sẻ, gánh vác của nam giới./.
Hồng Thái
Liên kết website
Đang truy cập: 67
Hôm nay: 25,463
Hôm qua: 15,401
Tháng hiện tại: 57,247
Tháng trước: 530,097
Tổng lượt truy cập: 10,297,661