Đang truy cập: 142
Hôm nay: 17,490
Hôm qua: 18,245
Tháng hiện tại: 132,901
Tháng trước: 581,972
Tổng lượt truy cập: 9,843,218
- Đang truy cập142
- Hôm nay17,490
- Tháng hiện tại132,901
- Tổng lượt truy cập9,843,218
Trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, giữa muôn vàn khó khăn khi nhiều ổ dịch cộng đồng xuất hiện, số lượng F0 lên đến hơn 3.000, kéo theo đó là hàng chục ngàn F1, F2, khiến cuộc sống vùng đất yên bình này đảo lộn. Phú Yên trở thành “điểm nóng” về dịch ở khu vực miền Trung. Cơ sở vật chất thiếu thốn, hạ tầng kỹ thuật y tế rất hạn chế, lòng dân lo lắng… là lực cản lớn trong công tác phòng, chống dịch. Vượt lên những khó khăn, Đảng lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác phòng, chống dịch, toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc chiến; toàn dân đồng thuận chung tay chống dịch. Từ đó đã hình thành nên một loại vắc xin đặc biệt, đó là “vắc xin kỷ luật và ý thức”, góp phần quan trọng vào thành công kiểm soát dịch bệnh và quyết tâm thắng dịch, đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới.
Bài 1: Toàn hệ thống chính trị vào “cuộc chiến”
Quan điểm “chống dịch như chống giặc” được quán triệt từ Trung ương đến người dân và thực hiện xuyên suốt. Nhờ phát huy sức mạnh tổng hợp ấy, toàn tỉnh đã cơ bản kiểm soát được sự bùng phát của biến chủng Delta, hướng đến mục tiêu bình thường mới, phục hồi kinh tế - xã hội sau 3 tháng chống dịch.
Đảng lãnh đạo toàn diện công tác phòng, chống dịch
Ngày 23/6, Phú Yên ghi nhận ca nhiễm đầu tiên. Thường trực Tỉnh ủy phân công từng đồng chí trong Ban Thường vụ (BTV), tỉnh ủy viên phụ trách địa bàn kịp thời chỉ đạo công tác chống dịch; yêu cầu tất cả các ban của Đảng, các cấp ủy, Ủy ban MTTQ, các hội, đoàn thể theo chức năng nhiệm vụ chuyển trạng thái, tập trung cho công tác phòng, chống dịch.
Đầu tháng 8, trước tình hình diễn biến quá phức tạp của dịch, BTV Tỉnh ủy yêu cầu từng ủy viên BTV Tỉnh ủy trực tiếp tham gia Ban chỉ đạo (BCĐ) Phòng, chống dịch của tỉnh, để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo, cùng địa bàn phụ trách phòng, chống dịch.
Đến đầu tháng 9, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, BCĐ Phòng chống dịch COVID-19 tỉnh kiện toàn từ tỉnh đến cấp xã, thành lập Trung tâm Chỉ huy phòng chống dịch các cấp. Trưởng BCĐ là người đứng đầu cấp ủy. BCĐ Phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh do đồng chí Phạm Đại Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh làm Trưởng ban. Đồng chí Cao Thị Hòa An, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm Phó Trưởng BCĐ; đồng chí Trần Hữu Thế, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm Phó Trưởng BCĐ thường trực, Chỉ huy trưởng Trung tâm Chỉ huy phòng chống dịch COVID-19 tỉnh. “Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, thủ trưởng các sở, ban ngành tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện triệt để, nghiêm túc, quyết liệt, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Bí thư các huyện ủy, thị ủy, thành ủy trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả công tác phòng, chống dịch ở địa phương mình”, Bí thư Tỉnh ủy Phạm Đại Dương nhấn mạnh.
Sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, toàn diện, xuyên suốt công tác phòng, chống dịch của Đảng đã tạo nên sức mạnh tổng hợp và sự đồng thuận trong thực hiện đồng bộ các giải pháp. Những khó khăn, vướng mắc đã được quyết định và triển khai kịp thời, đáp ứng nhu cầu cấp bách chống dịch. Nhiều cuộc họp của BCĐ, Trung tâm Chỉ huy phòng chống dịch các cấp phải làm việc xuyên đêm, để kịp triển khai ngay sáng hôm sau. Những cuộc họp từ 5 giờ chiều đến tận khuya để bàn giải pháp và triển khai xử lý cả “núi” việc ập đến…
Cùng một lúc nhiều vấn đề lớn đặt ra trong công tác phòng chống dịch, bắt buộc phải có giải pháp ngay như nâng cao năng lực lấy mẫu, xét nghiệm; bài toán về nhân lực, hạ tầng kỹ thuật y tế, trang thiết bị, máy móc, vật tư y tế; công tác điều trị bệnh nhân F0, nhất là các bệnh nhân nặng với yêu cầu hạn chế tối đa tử vong; công tác quản lý phong tỏa, di chuyển của người dân; việc đón người dân từ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam về quê tránh dịch; năng lực phòng, chống dịch của các địa phương… Trong khoảng thời gian 3 tháng, nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo được ban hành: Bí thư Tỉnh ủy đã ra Lời kêu gọi toàn dân tham gia phòng, chống dịch COVID-19. BTV Tỉnh ủy ban hành: 2 nghị quyết, 1 chỉ thị, 6 kết luận, 19 công văn về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Văn phòng Tỉnh ủy ban hành hơn 20 thông báo các kết luận, ý kiến chỉ đạo và của Thường trực Tỉnh ủy.
Phát huy vai trò chi bộ thôn buôn, khu phố
Những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các quy định về phòng, chống dịch đến được người dân để “Dân biết - Dân hiểu - Dân tin - Dân theo - Dân làm”, không thể không nhắc đến vai trò của các chi bộ thôn, buôn, khu phố. Từ tổ chức chi bộ cơ sở này, những việc làm cụ thể được triển khai, các khẩu hiệu tuyên truyền và nhiều cách làm sáng tạo hiệu quả, thông tin đến với người dân nhanh nhất và vận động toàn dân tham gia phòng, chống dịch.
“Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” là khẩu hiệu và việc làm thường xuyên của các bí thư chi bộ cơ sở. Tuy việc ra đường và tiếp xúc trực tiếp từng người, từng nhà giữa lúc dịch COVID-19 là điều nguy hiểm, nhưng khi cần thiết cán bộ cơ sở cũng phải “bảo hộ kín mít” đi từng nhà nhắc nhở, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát các trường hợp cách ly tại nhà, hỗ trợ nhu yếu phẩm cho người dân trong khu phong tỏa. Với chi bộ các khu phố có điều kiện thì lập nhóm “Zalo khu phố”, mỗi gia đình đều có một tài khoản thường xuyên liên lạc, nhận thông báo và các thông tin tuyên truyền về phòng, chống COVID-19.
Ea Trol là xã có dịch bùng phát nặng nhất ở huyện Sông Hinh. Toàn huyện có 37 ca nhiễm SARS-CoV-2 thì xã Ea Trol có đến 22 ca. 506 hộ dân với hơn 1.500 khẩu bị phong tỏa. “Khi phát hiện ca bệnh, xã kích hoạt ngay các phương án phòng chống dịch, giãn cách xã hội ngay. Ở đây, hơn 80% là người đồng bào, ngoài việc tuyên truyền phòng, chống dịch phải lo đầy đủ lương thực, thực phẩm, thức ăn cho gia súc gia cầm với những hộ cách ly; công tác an ninh trật tự cũng phải đảm bảo để tránh sự chống phá của các thế lực thù địch xuyên tạc, lôi kéo”, Chủ tịch UBND xã Ea Trol Lê Văn Tấn nói.
Gương mặt gầy nám đen của anh Trần Công Thương, Bí thư Chi bộ, Trưởng buôn Ly, đã nói lên những ngày gian khổ cùng với người dân trong buôn phòng, chống dịch, không cho phát sinh những ca F0 mới. Anh Thương cho biết: “Trong một gia đình có người là F0, thì cả nhà có bao nhiêu người đều thành F1. Bà con rất lo lắng, nhà cửa, ruộng rẫy, gia súc, gia cầm không ai chăm sóc khi phải cách ly.
Sợ bà con vì lo lắng việc nhà mà không yên tâm đi cách ly hoặc cách ly rồi trốn về là rất nguy hiểm, chi bộ cùng với tổ COVID cộng đồng phân công người đi xay gạo, lấy nước vào ruộng, chăm sóc đàn bò trong suốt thời gian họ đi cách ly. Đội ngũ y tế đến tận những gia đình khó khăn khám chữa bệnh để họ hạn chế đi lại”.
Nghe theo sự tuyên truyền, vận động ngày đêm của chi bộ, chính quyền và tổ COVID cộng đồng, người dân trong buôn chịu đi cách ly tập trung mà không còn canh cánh lo lắng. Ma Khuyên kể: “Bị mắc COVID-19, tôi sợ lắm. Cả nhà 3 thế hệ đều phải đi cách ly tập trung. Tiếp đó, ông ngoại trở thành F0, ông bị bại liệt, rất khó khăn. Nếu không có sự giúp đỡ của chi bộ, cán bộ buôn thì tôi và gia đình không thể yên tâm chữa trị và cách ly. Ngày được xuất viện về nhà, người nhà cũng hết thời gian cách ly, mọi thứ yên ổn, cái bụng mừng vui sung sướng lắm”.
Bài 2: Ý thức - bức tường bảo vệ quan trọng trước COVID
Thuận lợi lớn là trong muôn vàn khó khăn, giữa áp lực của dịch bệnh, toàn hệ thống chính trị đã có sự đồng thuận cao, thống nhất từ chủ trương đến các giải pháp cụ thể. Sự quan tâm hỗ trợ từ Trung ương và các địa phương, đơn vị tổ chức, cá nhân về nhân lực, vật lực và cả kinh nghiệm phòng, chống dịch là rất lớn. Quan trọng nữa là sự đồng thuận của nhân dân, chung tay với chính quyền thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch, chia sẻ khó khăn cùng cộng đồng, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Bí thư Tỉnh ủy Phạm Đại Dương, Trưởng BCĐ Phòng chống dịch COVID-19 tỉnh |
TRẦN QUỚI - THÙY THẢO/PYO
Liên kết website
Đang truy cập: 142
Hôm nay: 17,490
Hôm qua: 18,245
Tháng hiện tại: 132,901
Tháng trước: 581,972
Tổng lượt truy cập: 9,843,218