Các địa phương chủ động ứng phó với thiên tai

Thứ năm - 30/09/2021 22:12 160 0

Ngày 30/9, đồng chí Lê Tấn Hổ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh chủ trì hội nghị trực tiếp và trực tuyến tổng kết công tác PCTT-TKCN năm 2020 và triển khai công tác các tháng còn lại năm 2021.

11
Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lê Tấn Hổ phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: ANH NGỌC

Theo Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh, năm 2020, tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh diễn biến khá phức tạp. Trên biển xảy ra 142 vụ/159 phương tiện gặp nạn, làm chết và mất tích 76 người, bị thương 46 người và hư hỏng tài sản. Bão, lũ lụt làm 1 người chết, hàng nghìn ngôi nhà bị sập, hư hỏng; nhiều diện tích cây trồng, nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại; nhiều công trình xây dựng, giao thông, thủy lợi bị thiệt hại nặng. Tổng giá trị thiệt hại do ảnh hưởng bão, lũ lụt trên địa bàn tỉnh năm 2020 khoảng 556 tỉ đồng. Công tác ứng cứu, khắc phục thiên tai từ tỉnh đến cơ sở đã triển khai kịp thời, giúp người dân ổn định cuộc sống.

Từ đầu năm 2021 đến nay hạn hán xảy ra tại nhiều địa phương trong tỉnh, hơn 1.640ha lúa thiếu nước tưới, hơn 3.270 hộ dân thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của nhân dân. Tai nạn trên biển xảy ra 12 vụ/12 phương tiện, làm chết 1 người, 5 tàu cá bị chìm, 4 tàu cá bị hư hỏng… Dự báo từ nay đến cuối năm 2021 còn khoảng 9-11 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông, trong đó khoảng 4-5 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, khu vực Phú Yên có thể chịu ảnh hưởng từ 1-2 cơn.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Lê Tấn Hổ yêu cầu các sở, ban ngành và địa phương tiếp tục chủ động ứng phó thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 được kịp thời, nhanh chóng, hiệu quả. Các địa phương chủ động tổ chức tập huấn, diễn tập PCTT-TKCN phù hợp với phương châm “4 tại chỗ”. Các sở, ngành và địa phương khẩn trương rà soát, điều chỉnh, bổ sung vào kế hoạch, phương án ứng phó với các loại hình thiên tai, theo từng cấp độ rủi ro, sát với tình hình thực tế; nâng cao năng lực, chất lượng công tác dự báo, cảnh báo sớm, phát triển hệ thống mạng lưới quan trắc; tăng cường năng lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất, xây dựng lực lượng chuyên nghiệp làm công tác PCTT; ưu tiên bố trí nguồn dự phòng ngân sách để hỗ trợ khắc phục hậu quả, ổn định dân sinh, khôi phục sản xuất khi có thiên tai xảy ra… 

ANH NGỌC/PYO

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
iconlichcontac
Thống kê truy cập

Đang truy cập: 72

Hôm nay: 13,957

Hôm qua: 16,892

Tháng hiện tại: 393,887

Tháng trước: 581,972

Tổng lượt truy cập: 10,104,204

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây