Báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2021 và nhiệm vụ kế hoạch năm 2022

Thứ tư - 08/12/2021 02:06 189 0

BÁO CÁO TÓM TẮT

Tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2021

và nhiệm vụ kế hoạch năm 2022

Năm 2021, bên cạnh một số thuận lợi cơ bản, cùng với cả nước, tỉnh ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là tác động của đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Trên địa bàn tỉnh, sau một thời gian được kiểm soát tốt, đã xuất hiện nhiều ca bệnh lây lan trong cộng đồng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất, kinh doanh, đời sống nhân dân và kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị địa phương. Tuy nhiên, được sự quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời của Trung ương, các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, cả hệ thống chính trị và toàn dân trong tỉnh đã chủ động, tích cực, chung sức, đồng lòng triển khai thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế, nên tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định. 

3
Đồng chí Lê Tấn Hổ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh, trình bày báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH, quốc phòng - an ninh năm 2021 và những nhiệm vụ, kế hoạch năm 2022. Ảnh: ANH NGỌC

I. V KT QU THC HIN K HOCH NĂM 2021

Dự ước cả năm 2021 có 9/17 chỉ tiêu đạt kế hoạch và có 8/17 chỉ tiêu không đạt kế hoạch theo nghị quyết HĐND tỉnh giao. Cụ thể: 

* Về 9 chỉ tiêu dự ước thực hiện đạt kế hoạch:

(1) Tỉ lệ xã đạt tiêu chí nông thôn mới đạt 71% (KH 71%), tăng thêm 4 xã so cùng kỳ.

(2) Tỉ lệ che phủ rừng đạt 46% (KH 46%).

(3) Tỉ lệ lao động tham gia BHXH đạt 15,8% (KH 15,8%).

(4) Tỉ lệ dân số tham gia BHYT đạt 91,8% (KH 91,5%).

(5) Mức giảm tỉ lệ sinh đạt 0,2‰ (KH 0,2‰).

(6) Tỉ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100% (KH 100%).

(7) Tỉ lệ dân cư thành thị được cung cấp nước sạch đạt 91% (KH 91%).

(8) Tỉ lệ KCN đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải đạt 100% (KH 100%).

(9) Tỉ lệ giao quân đạt 100%. 

* Về 8 chỉ tiêu dự ước thực hiện không đạt kế hoạch:

(1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 0,33% (KH 7,35%).

(2) Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh 7.400 tỉ đồng, đạt 85,7% so kế hoạch, tăng 45,5% so với cùng kỳ.

(3) Tổng kim ngạch xuất khẩu 196,5 triệu USD, đạt 93,6% kế hoạch, tăng 6,2% so với cùng kỳ.

(4) Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 18.904 tỉ đồng, đạt 85,9% kế hoạch, giảm 6,5% so với cùng kỳ.

(5) Giải quyết việc làm 22.063 lao động, đạt 82,25% so kế hoạch.

(6) Tỉ lệ lao động qua đào tạo 71,65% (KH 72%).

(7) Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ < 5 tuổi thấp còi 24,5% (KH 24%).

(8) Tỉ lệ hộ nghèo đa chiều giảm 1% (KH 1,5-2%).

Cụ thể trên một số lĩnh vực như sau: 

* Kết quả đạt được trên từng lĩnh vực như sau: 

1. Về kinh tế:

- Trong điều kiện khó khăn chung, sản xuất nông - lâm - thủy sản tiếp tục được xác định là lĩnh vực góp phần quan trọng vào sự phát triển ổn định của nền kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội, tuy nhiên do ảnh hưởng thời tiết, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, thị trường tiêu thụ khó khăn đã ảnh hưởng đến giá trị gia tăng của toàn ngành. Tổng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản đạt 98% kế hoạch, tăng 2,14% so cùng kỳ, trong đó: Nông nghiệp tăng 3,09%, thủy sản tăng 1,54% và lâm nghiệp giảm 7,97% so với cùng kỳ. Việc ứng dụng KH-CN vào sản xuất được chú trọng, nhất là sử dụng giống đạt chất lượng, đã góp phần tăng năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản. Đến năm 2021, diện tích 2 vụ lúa chính sử dụng giống đạt tiêu chuẩn gieo sạ chiếm gần 80%, chất lượng gạo tăng lên gấp 1,5 lần. An ninh lương thực được giữ vững, sản lượng lương thực có hạt đạt hơn 41 vạn tấn. Tiếp tục hình thành nhiều mô hình vườn cây ăn quả có chất lượng tại các huyện miền núi, như: bơ, sầu riêng, mãng cầu, mít, cam, quýt, xoài…, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, đang tiếp tục nhân rộng.

Đàn gia súc, gia cầm cơ bản phát triển ổn định, riêng đàn heo tăng 12,8% so với cùng kỳ; mô hình nuôi công nghiệp, trang trại đang tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, hiện nay giá bán heo hơi đang giảm mạnh (giảm hơn 20% so với cùng kỳ), trong khi thức ăn chăn nuôi tăng cao nên các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ gặp khó khăn trong việc tái đàn. Hiện khống chế bệnh lở mồm long móng và bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò. Công tác chăm sóc, bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng được tập trung chỉ đạo; tuy nhiên số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng tăng 11 vụ so cùng kỳ, trong đó có 37 vụ chuyển hồ sơ đến cơ quan cảnh sát điều tra để xử lý hình sự; đã xảy ra 7 vụ cháy rừng trồng, với diện tích 92,5ha.

Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản tăng 2,6% so với cùng kỳ; trong đó, sản lượng khai thác tăng 2,4%, riêng sản lượng khai thác cá ngừ đại dương giảm 4,3%, nguyên nhân chủ yếu do tác động của dịch bệnh COVID-19 làm cho thị trường tiêu thụ và xuất khẩu mặt hàng này gặp khó khăn, đồng thời nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm nên năng suất chuyến biển thấp, các tàu đã kết hợp chuyển sang đánh bắt các loại thủy sản khác. Công tác quản lý, sắp xếp lồng bè nuôi trồng thủy sản tại các đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh được chú trọng chỉ đạo; tuy nhiên số lượng lồng, bè nuôi trồng thủy sản tăng cao so với cùng kỳ và quy hoạch đã được phê duyệt (trong đó số lồng bè thả nuôi trên địa bàn huyện Tuy An tăng 87%, TX Sông Cầu tăng 13%, TX Đông Hòa tăng 20% so cùng kỳ).

- Công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn được tập trung chỉ đạo. Hiện đã giải quyết kịp thời nước tưới cho 3.811ha lúa vụ hè thu bị thiếu nước tưới. Tuy nhiên do thời tiết nắng nóng kéo dài nên đã có hơn 60ha lúa bị mất trắng và hơn 5.000 hộ dân nông thôn bị thiếu nước sinh hoạt. Công tác phòng, chống lụt bão được chủ động triển khai thực hiện, trong bối cảnh ảnh hưởng dịch COVID-19. Tuy nhiên, do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh từ ngày 24/10-28/10/2021, trời có mưa to đến rất to đã gây ngập úng cục bộ, gây sạt lở, hư hỏng một số công trình giao thông, thủy lợi... trên địa bàn, ước tổng thiệt hại khoảng 42,2 tỉ đồng. Đặc biệt, từ ngày 30/11-1/12/2021, khu vực tỉnh Phú Yên đã có mưa to, đến rất to, cộng với việc xả lũ của các hồ thủy điện trên thượng nguồn đã gây ngập lụt diện rộng tại nhiều địa phương trong tỉnh. Theo báo cáo nhanh đến 10 giờ ngày 3/12/2021, trên địa bàn tỉnh đã có 8 người chết, 1 người mất tích; 5 nhà hư hỏng hoàn toàn; 533ha lúa vụ mùa bị ngập nước, 288ha hoa màu ngã đổ, 1.780ha cây trồng khác bị thiệt hại; 741 con gia súc, 44.094 con gia cầm bị cuốn trôi; 18,2ha tôm, cá các loại bị vỡ hồ, cuốn trôi; 1 tàu cá chìm trên biển; 38.391m kênh mương sụp đổ, hư hỏng; các tuyến đường giao thông bị hư hỏng nặng, sạt lở bồi lấp, sụt lún, với khối lượng đất đá 110.367m3… Hiện nay, các cấp, ngành, địa phương đang tiếp tục thống kê thiệt hại và khẩn trương triển khai công tác khắc phục, nhằm sớm ổn định đời sống nhân dân, khôi phục sản xuất.

- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tiếp tục được triển khai mạnh mẽ. Đến nay, toàn tỉnh đạt bình quân 17,3 tiêu chí/xã; có 58 xã đạt chuẩn nông thôn mới (tỉ lệ 69,9%) và 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 3 khu dân cư đạt nông thôn mới kiểu mẫu; 4 vườn mẫu nông thôn mới; 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Dự kiến đến hết năm 2021 có 59 xã đạt chuẩn nông thôn mới (tỉ lệ 71,1%); 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và có 14 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP của tỉnh.

- Hoạt động sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2021 cơ bản ổn định và có bước phục hồi, phát triển. Tuy nhiên, từ quý III/2021, dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động hoặc giảm quy mô sản xuất để đảm bảo phòng chống dịch. Hiện nay, tỉnh đang từng bước mở cửa lại một số hoạt động của nền kinh tế, với phương châm “An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn”; nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu tập trung đẩy mạnh sản xuất để đảm bảo đơn hàng sau thời gian chịu ảnh hưởng của dịch. Giá trị sản xuất công nghiệp ước thực hiện năm 2021 đạt 91,2% kế hoạch, tăng 3,3% so với cùng kỳ.

- Hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịch COVID-19, nhất là thời điểm dịch bùng phát mạnh, toàn tỉnh phải thực hiện giãn cách xã hội; tạm dừng bán các ngành hàng không thiết yếu. Từ đầu tháng 10/2021, tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh từng bước được kiểm soát và chuyển sang trạng thái bình thường mới; hoạt động thương mại dịch vụ từng bước khôi phục. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước thực hiện đạt 92% kế hoạch, tăng 1,05% so cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện đạt 93,6% kế hoạch, tăng 6,2% so với cùng kỳ. Tổng lượt khách du lịch đến Phú Yên ước khoảng 370.000 lượt khách, chỉ đạt 18,5% kế hoạch, giảm 58% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế giảm 74,5%. Doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải giảm gần 5% so cùng kỳ, trong đó doanh thu vận tải hành khách giảm 30%. Doanh thu hoạt động bưu chính viễn thông ước thực hiện tăng gần 6% so cùng kỳ. Tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tăng 12% và tổng dư nợ cho vay tăng 10% so với đầu năm 2021; nợ xấu ở mức an toàn, chiếm 0,84%. Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho các khánh hàng bị ảnh hưởng dịch COVID-19, với tổng nợ gốc và lãi là 746 tỉ đồng.

- Công tác hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, khôi phục sản xuất kinh doanh được tập trung thực hiện, tuy nhiên hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhất là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ du lịch, vận tải và các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng không thiết yếu. Tổng số doanh nghiệp thành lập mới là 321 doanh nghiệp, với số vốn đăng ký là 3.127,5 tỉ đồng (giảm gần 30% về số doanh nghiệp và 35% về số vốn so với cùng kỳ); có 268 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động (tăng 46,4%); 66 doanh nghiệp giải thể. Đến nay, số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn là 3.917 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký là 72.271 tỉ đồng; có 165 HTX đang hoạt động, trong đó có 1 liên hiệp hợp tác xã (tăng 6 HTX so với cuối năm 2020).

- Tổng thu ngân sách năm 2021 ước đạt 7.400 tỉ đồng, đạt 140% dự toán Trung ương giao, đạt 85,7% dự toán tỉnh, tăng 45,5% so cùng kỳ, trong đó: Thu nội địa 7.330 tỉ đồng (đạt 85,6% dự toán tỉnh giao, tăng 47% so cùng kỳ). Có 5/17 khoản thu thực hiện đạt và vượt dự toán tỉnh giao; 11/17 khoản thu không hoàn thành dự toán tỉnh giao, với tổng số hụt thu là 1.276,8 tỉ đồng, trong đó khoản thu hụt lớn nhất là thu tiền sử dụng đất hụt 541,8 tỉ đồng so với kế hoạch. Đối với khối huyện, có 4/9 địa phương ước thực hiện hoàn thành và vượt dự toán tỉnh giao (gồm: Phú Hòa, Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh); các địa phương còn lại ước thu không đạt dự toán tỉnh giao. Tổng nợthuếcó khả năng thu đến cuối năm 2021 là 170 tỉ đồng, chiếm tỉ lệ 2,3% trên tổng thu ngân sách nhà nước. Tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện 11.313,5 tỉ đồng, đạt 96,9% dự toán tỉnh giao. Các khoản chi đảm bảo theo dự toán giao, đúng mục đích, tiết kiệm, đáp ứng nhiệm vụ thực hiện các chính sách an sinh xã hội và phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn.

- Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh ước thực hiện đạt 85,9% kế hoạch, giảm 6,5% so cùng kỳ, do ảnh hưởng dịch COVID-19, các công trình thi công chậm lại, một số dự án vướng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng nên khối lượng thực hiện thấp; đồng thời, nguồn vốn đầu tư công năm 2021, đầu tư FDI và đầu tư trong dân cư cũng giảm mạnh so với cùng kỳ. Trong năm 2021, chủ yếu tiếp tục thi công các công trình chuyển tiếp, do nguồn thu tiền sử dụng đất giảm so với kế hoạch. Giá trị giải ngân vốn ngân sách địa phương quản lý đến ngày 31/10/2021 bằng 52% và ước cả năm 2021, tỉ lệ giải ngân đạt 96% kế hoạch vốn. Hiện đã xây dựng hoàn chỉnh trình HĐND tỉnh thông qua kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của tỉnh phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Tập trung rà soát các dự án để xác định điểm dừng kỹ thuật hợp lý và giãn tiến độ thực hiện hoặc dừng không thực hiện nhằm đảm bảo cân đối với nguồn thu ngân sách thực tế của tỉnh giai đoạn 2021-2025.

- Công tác xúc tiến đầu tư tiếp tục được đẩy mạnh bằng các hình thức phù hợp trong bối cảnh ảnh hưởng dịch bệnh. Đến nay tiếp, làm việc với hàng chục nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh trong các lĩnh vực như du lịch nghỉ dưỡng, phát triển đô thị, năng lượng tái tạo, bất động sản, cảng biển; đồng thời triển khai xúc tiến đầu tư theo hình thức trực tuyến song phương với một số nhà đầu tư Thụy Điển, Ấn Độ, Singapore về phát triển các dự án điện gió, trung tâm dữ liệu, công viên dược... Tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư 12 dự án ngoài ngân sách, với tổng vốn đầu tư hơn 7.010 tỉ đồng và điều chỉnh chủ trương đầu tư 10 dự án; phối hợp tổ chức động thổ, khởi công một số dự án ngoài ngân sách. Tiếp tục tập trung hỗ trợ giải quyết các vướng mắc, hoàn chỉnh thủ tục thuộc thẩm quyền của tỉnh đối với các dự án ngoài ngân sách đăng ký đầu tư trên địa bàn; trong đó có các dự án bất động sản trên địa bàn TP Tuy Hòa đang tập trung triển khai xây dựng đưa vào khai thác trong năm 2021. Đồng thời, tiếp tục rà soát xử lý theo quy định các dự án không triển khai hoặc chậm triển khai, nhưng không có lý do chính đáng để giao lại các nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm triển khai dự án.

- Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, xây dựng được quan tâm. Tỉnh đã phê duyệt kết quả lựa chọn đơn vị tư vấn (trong nước) để lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050; đồng thời phối hợp với nhà tài trợ và đơn vị tư vấn của nhà tài trợ thực hiện hoàn thành phần đánh giá hiện trạng 24 chuyên đề tích hợp vào quy hoạch tỉnh và hiện đang xây dựng phần định hướng. Hoàn thiện việc cập nhật, tích hợp cơ sở dữ liệu quy hoạch xây dựng, quy hoạch lâm nghiệp, đồng bộ thống nhất vào quy hoạch sử dụng đất của tỉnh; phối hợp hoàn thiện hồ sơ Điều chỉnh quy hoạch chung Khu kinh tế Nam Phú Yên, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào cuối năm 2021. Tập trung triển khai lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021-2030 theo quy định. Xây dựng các kế hoạch triển khai thực hiện các nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đầu tư xây dựng TP Tuy Hòa lên đô thị loại I thuộc tỉnh, nâng cấp TX Sông Cầu lên thành phố và nâng cấp huyện Tuy An lên thị xã vào năm 2025. Tiếp tục thẩm định và thống nhất chủ trương cho một số đơn vị tư vấn, nhà đầu tư tiếp cận nghiên cứu, đề xuất ý tưởng quy hoạch tại một số khu vực, dự án trên địa bàn tỉnh, tạo cơ sở định hướng thu hút đầu tư trong thời gian tới.

- Công tác quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên, khoáng sản và môi trường được tập trung chỉ đạo. Tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được chú trọng thực hiện, nhưng kết quả cấp giấy chứng nhận lần đầu chỉ đạt 43,6% kế hoạch. Tập trung đẩy nhanh công tác đền bù, giải phóng mặt bằng; hoàn tất thủ tục và đưa ra đấu giá một số khu đất, tạo nguồn thu ngân sách cho tỉnh. Công tác kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản được tập trung chỉ đạo; chấm dứt việc phê duyệt phương án cải tạo đất đá dôi dư; đề nghị các tổ chức khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh thực hiện hoàn thành khối lượng khai thác theo thời gian được cấp phép và không tiếp nhận gia hạn cấp phép. Thường xuyển kiểm tra, xử phạt một số đơn vị có hành vi vi phạm trong khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh. Hoàn tất các thủ tục chuẩn bị tổ chức đấu giá quyền khai thác các mỏ khoáng sản đất, cát trên địa bàn tỉnh và đã tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với mỏ cát sông Ba, thôn Chí Thán, xã Đức Bình Đông, huyện Sông Hinh.

- Triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội miền núi và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số được nâng lên. GRDP bình quân đầu người khu vực miền núi đạt từ 20-26 triệu đồng/người; 100% xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số có trạm y tế; tỉ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường ở các cấp học nâng lên. Các địa phương đang tập trung chuẩn bị thủ tục đầu tư các chương trình, dự án thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, sau khi Chính phủ giao kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025 có cơ sở triển khai.

2. Về đảm bảo an sinh xã hội và các lĩnh vực về xã hội:

- Triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách về an sinh xã hội theo quy định, nhất là hỗ trợ kịp thời người dân gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19 Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Do ảnh hưởng tình hình dịch COVID-19, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nên công tác giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn chỉ đạt 82,2% kế hoạch; toàn tỉnh có khoảng 17.500 lao động thất nghiệp, chiếm khoảng 3,4% trong lực lượng lao động toàn tỉnh (năm 2020, thất nghiệp chiếm tỉ lệ 2,7%); số lao động thiếu việc làm khoảng 18.200 người, chiếm tỉ lệ 3,6% trong tổng số lao động có việc làm. Tập trung tổ chức triển khai thực hiện các chương trình giảm nghèo bền vững; tỉ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2021 giảm còn 1,96% (giảm 1% so với năm 2020, không đạt kế hoạch đề ra).

- Chỉ đạo công tác dạy và học phù hợp với tình hình dịch COVID-19. Tổ chức nghiêm túc, đúng quy chế và đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong các kỳ thi cấp tỉnh, đặc biệt là Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2021-2022 và 2 đợt của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT (2 đợt) là 97,83%. Toàn tỉnh tổ chức khai giảng năm học mới 2021-2022 bằng hình thức trực tuyến và hiện nay phần lớn các trường trên địa bàn tỉnh đang tổ chức dạy và học theo hình thức trực tuyến, chỉ có một số trường tổ chức dạy và học trực tiếp cho các lớp học sinh cuối cấp. Hiện đang chủ động chuẩn bị các điều kiện có liên quan để chuyển sang hình thức dạy và học trực tiếp khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, đảm bảo an toàn.

- Công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều cố gắng. Kịp thời phát hiện, xử lý các ổ dịch sốt xuất huyết và tổ chức điều trị các trường hợp mắc sốt xuất huyết, sốt rét, tay - chân - miệng. Công tác vận động nhân dân tham gia BHYT đạt kết quả tốt, tỉ lệ người dân tham gia BHYT chiếm 91,8% tổng dân số toàn tỉnh, đạt kế hoạch đề ra. Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường. Tuy nhiên, toàn tỉnh xảy ra 4 vụ ngộ độc thực phẩm với 107 người mắc, không có ca tử vong.

- Các hoạt động văn hóa - văn nghệ, TDTT, kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện quan trọng của đất nước, của tỉnh được tổ chức phù hợp với tình hình dịch COVID-19 theo hướng giảm quy mô, số lượng người tham dự. Tham gia thi đấu các giải thể thao toàn quốc, đạt 13 huy chương các loại; trong thời gian bùng phát dịch đã tạm hoãn các giải thể thao tỉnh. Công tác thông tin, truyền thông trên báo chí và mạng xã hội tập trung đẩy mạnh, nhất là tuyên truyền về công tác phòng chống dịch COVID-19, kết quả Đại hội XIII của Đảng, bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Tiếp tục duy trì vận hành ổn định hệ thống hạ tầng, bảo đảm an toàn an ninh thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành.

- Việc ứng dụng các tiến bộ KH-CN và kết quả các đề tài nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất, đời sống được chú trọng; đẩy mạnh hoạt động điểm kết nối cung - cầu công nghệ nhằm tư vấn công nghệ, giới thiệu, quảng bá và kinh doanh các sản phẩm khoa học. Đánh giá nghiệm thu 3 nhiệm vụ KH-CN, trong đó có 2 đề tài cấp tỉnh và 2 đề tài cấp cơ sở.

- Hoạt động đối ngoại có nhiều tiến bộ, tích cực mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực với các đối tác như Hòa Kỳ, Pháp, Cuba. Công tác quản lý đoàn ra, đoàn vào được thực hiện chặt chẽ. Tổ chức các Hội nghị quốc tế “Đối tác phát triển Phú Yên - Lãnh sự Đoàn”, “EVFTA - Cơ hội cho mặt hàng chủ lực của tỉnh Phú Yên”. Tỉnh đã tham gia cùng đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ thăm và làm việc tại Nhật Bản, qua đó Phú Yên ký kết 2 thỏa thuận quốc tế với đối tác Nhật Bản, gồm: (i) Bản ghi nhớ về hợp tác giữa UBND tỉnh Phú Yên và Công ty TNHH eREX Nhật Bản ưu tiên hợp tác trong lĩnh vực nhiên liệu sinh khối từ cây cao lương; (ii) Bản ghi nhớ về hợp tác giữa UBND tỉnh Phú Yên và Tập đoàn Kiyomura về hợp tác phát triển thủy sản.

* Về công tác phòng, chống dịch COVID-19:

Trước diễn biến phức tạp, nguy hiểm của dịch COVID-19, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt, huy động nguồn lực, triển khai các giải pháp để phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn toàn tỉnh với tinh thần “chống dịch như chống giặc”. Công tác phòng chống dịch được chỉ đạo một cách toàn diện theo các kịch bản đề ra, phù hợp với diễn biến tình hình quốc tế, trong nước và tỉnh.

Ngay sau khi phát hiện ca nhiễm dịch COVID-19 đầu tiên trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh vào ngày 23/6/2021, UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai thực hiện ngay các biện pháp phòng, chống dịch với phương châm xuyên suốt là “chống dịch như chống giặc” và với cách làm phát hiện sớm, khoanh vùng, cách ly nhanh, dập dịch tích cực, hiệu quả, nhanh chóng ổn định tình hình; xét nghiệm chủ động ở những nơi chưa có dịch, xét nghiệm thần tốc ở những nơi có dịch; ứng dụng công nghệ bắt buộc trong phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác phòng chống dịch trên địa bàn. Đồng thời tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy các văn bản chỉ đạo, huy động cả hệ thống chính trị nhanh chóng vào cuộc triển khai thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch; phân công các đồng chí Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các đồng chí tỉnh ủy viên phụ trách, trực tiếp chỉ đạo công tác phòng chống dịch từng địa bàn cụ thể; Ban chỉ đạo và Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh thường xuyên tổ chức giao ban và đi kiểm tra thực tế để kịp thời chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại các địa phương; tổ chức các điểm chốt, chặn; phong tỏa, cách ly, truy vết nhanh, lấy mẫu xét nghiệm, xử lý môi trường...

Để đảm bảo nguồn lực về nhân lực và cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch trên địa bàn, ngoài phát huy nội lực của địa phương, UBND tỉnh cũng đã huy động có hiệu quả các nguồn lực xã hội, sự giúp đỡ của Trung ương, các tỉnh, thành trong cả nước và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh chung tay hỗ trợ về nhân lực, trang thiết bị phục vụ yêu cầu phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh. Ủy ban MTTQ tỉnh đã tiếp nhận kinh phí hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 với tổng số tiền 12,68 tỉ đồng và hàng hóa của các công ty, doanh nghiệp, đơn vị hỗ trợ với giá trị ước hơn 11 tỉ đồng.

Đến nay, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh cơ bản được kiểm soát; toàn tỉnh đang áp dụng các biện pháp phòng chống dịch cấp độ 1 theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ. Tính đến ngày 30/11/2021, tổng số ca mắc COVID-19 là 4.116 ca, tại 9 huyện, thị xã, thành phố; trong đó, tử vong 36 trường hợp; đã điều trị khỏi, xuất viện 3.247 trường hợp; hiện còn đang điều trị 733 trường hợp. Tỉnh đã tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho 591.535 người (chiếm 87,12% so với dân số từ 18 tuổi trở lên), trong đó có 406.081 người tiêm đủ 2 mũi, chiếm tỉ lệ 59,81% so với dân số từ 18 tuổi trở lên, phấn đấu đạt mục tiêu 95% số đối tượng từ 18 tuổi trở lên được tiêm mũi 1 vắc xin phòng COVID-19 vào cuối năm 2021.

Công tác truyền thông, thông tin công khai, minh bạch, kịp thời đến người dân được thực hiện tốt, qua đó tạo sự đồng thuận, nâng cao nhận thức và sự chủ động của người dân, doanh nghiệp trong phòng chống dịch. Công tác hỗ trợ người dân, doanh nghiệp được triển khai trên tinh thần đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp vượt qua dịch bệnh. Tổ chức hội nghị gặp gỡ, lắng nghe các đề xuất kiến nghị của các doanh nghiệp; thành lập tổ công tác của UBND tỉnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch COVID-19. Tỉnh đã tổ chức 30 đợt đón, với hơn 16.700 công dân Phú Yên từ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam về cách ly phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh. Các chế độ, chính sách hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 theo Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, được tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện đảm bảo kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng theo quy định. Đến ngày 5/11/2021, toàn tỉnh đã quyết định phê duyệt hỗ trợ cho 101.334 đối tượng, với số tiền 154 tỉ đồng. Tỉnh chỉ đạo Sở LĐ-TB-XH tổ chức điều tra xã hội học về nhu cầu việc làm trên địa bàn tỉnh, nhất là lao động từ các tỉnh phía Nam về lại Phú Yên, trên cơ sở đó xây dựng phương án tạo công ăn việc làm cho người lao động sớm ổn định cuộc sống.

3. Về quốc phòng - an ninh:

Quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được tăng cường, giữ vững ổn định. Giao quân năm 2021 đạt chỉ tiêu giao. Tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh năm 2021 đảm bảo an toàn, đúng mục đích, kế hoạch, yêu cầu đề ra. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Tập trung triển khai đồng bộ các biện pháp tấn công, trấn áp mạnh các loại tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự. Bảo vệ tuyệt đối an toàn cuộc bầu cử đại biểu ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Số vụ phạm pháp hình sự và tai nạn giao thông giảm trên cả 3 tiêu chí so cùng kỳ.

4. Về công tác nội vụ, văn thư lưu trữ, thi đua khen thưởng và công tác tôn giáo:

- Tập trung phối hợp tham mưu, kiện toàn một số chức danh cán bộ chủ chốt ở các sở, ngành, địa phương. Tập trung phối hợp tổ chức cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, an toàn, đúng luật, thành công với tỉ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu bầu cử đạt 99,9%. Phê duyệt tổng biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập năm 2021 của các đơn vị, địa phương (gồm 1.877 biên chế công chức, 17.106 người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập), giảm 28 biên chế công chức, 530 người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Tập trung chuẩn bị các điều kiện có liên quan tổ chức thi tuyển công chức, viên chức giáo viên, thi nâng ngạch từ cán sự hoặc tương đương lên ngạch chuyên viên và xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức năm 2021, tuy nhiên do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên chưa tổ chức được.

- Công tác cải cách hành chính tiếp tục được chú trọng. Thực hiện quyết liệt việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử, đảm bảo thực hiện đồng bộ trên các lĩnh vực, gắn với rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Đến nay, từ khâu tiếp nhận, tham mưu xử lý, phát hành văn bản tại các sở, ngành, địa phương đều thực hiện trên môi trường điện tử, không tiếp nhận, ban hành văn bản giấy trừ văn bản mật và các văn bản bắt buộc gửi văn bản giấy theo quy định. Đáng chú ý, trong bối cảnh ảnh hưởng dịch COVID-19, UBND tỉnh đã triển khai tổ chức họp trực tuyến qua hệ thống Microsoft Teams phục vụ tốt công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, nhất là trong công tác chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19. Công tác thi đua - khen thưởng được thực hiện chặt chẽ. Tổ chức phát động nhiều phong trào thi đua thiết thực, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị đề ra. Tiếp tục theo dõi, hướng dẫn tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở tôn giáo hoạt động theo quy định pháp luật. 

5. Về công tác nội chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí:

Công tác tuyên truyền, phổ biến các luật khi có hiệu lực thi hành được chú trọng. Xây dựng, thẩm định, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật chặt chẽ hơn. Công tác tiếp công dân được chú trọng thực hiện phù hợp với thực tế diễn biến tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Tiếp nhận 1.742 đơn khiếu nại, tố cáo, tăng 13% so với cùng kỳ, các cơ quan có thẩm quyền đã giải quyết xong 76,6%; các trường hợp còn lại đang xem xét, giải quyết trong thời gian quy định. Công tác thanh tra được quan tâm triển khai thực hiện đảm bảo yêu cầu theo kế hoạch. Thực hiện 52 cuộc thanh tra hành chính, qua đó đã có kết luận xử lý hành chính 5 tổ chức, 36 cá nhân có liên quan, với tổng số tiền sai phạm 2,9 tỉ đồng. Công tác phòng chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được chú trọng. Thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo và phối hợp đẩy nhanh tiến độ công tác điều tra và xử lý các vụ việc về tham nhũng, lãng phí.

II. HN CH, KHUYĐIỂM 

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, vẫn còn một số hạn chế; cụ thể như sau:

- Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu đạt thấp so với kế hoạch, bình quân chung của cả nước, có 8/17 chỉ tiêu dự ước thực hiện không đạt kế hoạch đề ra, trong đó chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 0,33% (KH 7,35%), thấp hơn so bình quân chung cả nước (dự kiến tốc độ tăng GDP khoảng 3%).

- Sản xuất nông - lâm - thủy sản gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng thời tiết, dịch bệnh; giá cả vật tư nông nghiệp đầu vào, thức ăn chăn nuôi tăng cao trong khi thị trường tiêu thụ, giá cả một số mặt hàng nông sản biến động theo chiều hướng giảm so với cùng kỳ. Việc xử lý các trường hợp nuôi trồng thủy sản tự phát không theo quy hoạch gặp nhiều khó khăn, chưa quyết liệt. Công tác quy hoạch, quản lý, bảo vệ rừng chưa chặt chẽ, số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng tăng so với cùng kỳ.

- Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 còn hạn chế; số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, hoạt động cầm chừng tăng cao so với cùng kỳ.

- Việc huy động các nguồn lực đầu tư phát triển trên địa bàn còn hạn chế. Tiến độ thực hiện một số công trình, dự án chậm so với kế hoạch. Tỉ lệ giải ngân các nguồn vốn còn đạt thấp. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư ở một số địa phương thực hiện chưa quyết liệt. Công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đất đai, tài nguyên, khoáng sản, môi trường còn hạn chế; tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, nhất là khoáng sản cát vẫn còn diễn biến phức tạp; việc quy hoạch, tổ chức đấu giá các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường chậm. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho hộ gia đình và cá nhân tại cấp huyện đạt thấp so với kế hoạch.

- Công tác quản lý nhà nước về trật tự đô thị thực hiện chưa tốt. Tình trạng lấn chiếm đất đai, lòng, lề đường buôn bán, xây dựng nhà ở, công trình trái phép, xây dựng không theo quy hoạch còn diễn ra khá nhiều nhưng chưa xử lý kiên quyết.

- Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia còn chậm. Đào tạo, thu hút nhân lực ngành Y tế chưa đáp ứng yêu cầu; chất lượng một số dịch vụ y tế còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu xã hội; triển khai công tác khống chế, dập dịch COVID-19 bước đầu gặp lúng túng. Tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động tăng so với cùng kỳ; đời sống một bộ phận nhân dân, nhất là người lao động tự do gặp nhiều khó khăn. Các đề tài KH-CN ứng dụng vào thực tiễn phục vụ đời sống, sản xuất hiệu quả còn thấp. Quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm có mặt chưa tốt, xảy ra 4 trường hợp ngộ độc thực phẩm tập thể với 107 người mắc.

- Chất lượng công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ ở một số địa phương còn hạn chế. Tình hình an ninh, trật tự có lúc, có nơi còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp. Công tác phòng ngừa, đấu tranh với một số loại tội phạm chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là tội phạm đánh bạc, cố ý gây thương tích, tín dụng đen, ma túy diễn biến phức tạp.

- Chất lượng, hiệu quả cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Kết quả thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của tỉnh còn thấp so với chỉ tiêu của Chính phủ. Các chỉ số liên quan cải cách hành chính PCI, PAPI, PAR Index chưa có sự cải thiện đáng kể, có chỉ số giảm điểm, giảm thứ bậc so năm trước.

* Nguyên nhân của những khuyết điểm, hạn chế:

Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên ngoài nguyên nhân khách quan do ảnh hưởng thời tiết, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp phải thực hiện giãn cách xã hội, kéo dài cả quý III/2021, ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt phát triển kinh tế, xã hội và đời sống nhân dân trên địa bàn dẫn đến tăng trưởng của các ngành kinh tế đạt thấp so với các năm gần đây, một số chỉ tiêu chủ yếu có tăng so với cùng kỳ nhưng rất thấp và không đạt kế hoạch đề ra..., nguyên nhân chủ quan chủ yếu là do:

+ Công tác dự báo, phân tích, đánh giá tình hình, xây dựng các kịch bản điều hành nền kinh tế trong bối cảnh ảnh hưởng dịch COVID-19 còn hạn chế, một số giải pháp đề ra chưa hiệu quả, sát tình hình thực tế. Chất lượng công tác tham mưu, đề xuất của một số ngành, địa phương còn bị động, hạn chế.

+ Cải cách thủ tục hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Sự phối hợp giữa các ngành, địa phương trong nhiều trường hợp còn thiếu chủ động, chưa hiệu quả, trách nhiệm chưa cao dẫn đến một số nội dung xử lý chậm, không đảm bảo chất lượng. Trình độ, năng lực và ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh.

III. NHNG NHIM V, GII PHÁP CH YU CN TP TRUNG THC HIN THNG LI K HOCH NĂM 2022

Theo dự báo năm 2022, tình hình trong nước và tỉnh ta tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến khó lường và có khả năng sẽ phải chấp nhận sống chung an toàn với dịch bệnh. Trên cơ sở đánh giá thuận lợi, khó khăn, UBND tỉnh xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu và các nhiệm vụ, giải pháp năm 2022 như sau: 

* Các chỉ tiêu kinh tế:

- Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 7% (tính theo giá so sánh 2010).

- Tổng kim ngạch xuất khẩu: 207 triệu USD.

- Tổng thu ngân sách trên địa bàn: 6.642 tỉ đồng.

- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội: 20.200 tỉ đồng.

- Tỉ lệ xã đạt tiêu chí nông thôn mới: 73%. 

* Các chỉ tiêu xã hội:

- Giải quyết việc làm: 25.000 lao động, trong đó có việc làm mới tăng thêm 4.700 lao động/năm.

- Tỉ lệ hộ nghèo đa chiều giảm: 1,5-2%.

- Tỉ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế: 92%.

- Mức giảm tỉ lệ sinh: 0,2‰.

- Tỉ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi 24,3%.

- Tỉ lệ lao động qua đào tạo: 74%, trong đó lao động có bằng cấp, chứng chỉ là 27%.

- Tỉ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội/tổng số lực lượng lao động trong độ tuổi tại tỉnh: 17,1%. 

* Các chỉ tiêu môi trường:

- Tỉ lệ che phủ rừng: 46,5%.

- Tỉ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh cơ bản đạt 100%, trong đó tỉ lệ hộ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn đạt trên 60%.

- Tỉ lệ dân cư thành thị được cung cấp nước sạch: 92%.

- Tỉ lệ khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường: 100%. 

* Chỉ tiêu về quốc phòng: Tỉ lệ giao quân 100%. 

Để thực hiện đạt các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện một số giải pháp trọng tâm sau:

(1) Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch của UBND tỉnh triển khai thực hiện các chương trình hành động, nghị quyết của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

(2) Tiếp tục xác định nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong năm 2022 là tập trung thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch COVID-19 vừa phục hồi phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân trên địa bàn theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương trong từng thời điểm cụ thể, quyết tâm sớm khống chế dịch, nhanh chóng khôi phục phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh.

Trước mắt, tập trung chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương khẩn trương khắc phục hậu quả lũ lụt, tạo điều kiện để người dân sớm ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất. Tổ chức dọn dẹp vệ sinh, xử lý môi trường, không để xảy ra dịch bệnh, thiếu nước sinh hoạt và thiếu đói trong nhân dân. Khẩn trương khắc phục các công trình giao thông, thủy lợi bị hư hỏng, đảm bảo an toàn cho việc đi lại và phát triển sản xuất của nhân dân, doanh nghiệp. Xem xét bố trí nguồn lực để hỗ trợ các trường hợp bị thiệt hại do mưa lũ; chú ý hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi phục vụ việc khôi phục, phát triển sản xuất, chăn nuôi của người dân.

(3) Chỉ đạo xây dựng, ban hành ngay từ đầu năm kịch bản chỉ đạo, điều hành nền kinh tế tỉnh trong năm 2022, theo đó đề ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể thực hiện theo từng tháng, từng quý, để phấn đấu quyết tâm thực hiện hoàn thành kế hoạch năm 2022 đề ra, trong đó tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:

- Khẩn trương phối hợp với Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh xây dựng hoàn chỉnh và triển khai hiệu quả Kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên trong năm 2022 và những năm tiếp theo, nhằm sớm phục hồi kinh tế, thúc đẩy đầu tư, kích thích phát triển kinh tế. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh. Đẩy mạnh ứng dụng KH-CN trong sản xuất nông nghiệp. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các dự án đã đăng ký đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp sớm đưa vào hoạt động theo kế hoạch đề ra.

- Tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; thực hiện nhanh chóng, hiệu quả các chính sách hỗ trợ theo quy định, giúp các doanh nghiệp sớm phục hồi, phát triển sản xuất. Thực hiện đồng bộ, linh hoạt các giải pháp quảng bá, phát triển dịch vụ du lịch phù hợp diễn biến tình hình dịch bệnh. Chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để có thể mở cửa du lịch quốc tế ngay khi đủ điều kiện.

- Tập trung chủ động rà soát, giải quyết nhanh các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực đầu tư xây dựng, quy hoạch, đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng để giúp nhà đầu tư hoàn tất các thủ tục, sớm triển khai thực hiện các dự án trên thực địa. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư; sớm ban hành Danh mục các dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư giai đoạn 2021-2025, để có cơ sở kêu gọi, thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch. Tập trung rà soát, điều chỉnh, lập mới các quy hoạch xây dựng, đô thị, quy hoạch kỹ thuật theo quy định phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh. Hoàn thành quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, để xác định được những định hướng tốt, khả thi thu hút đầu tư.

- Tập trung chỉ đạo thu ngân sách theo chỉ tiêu giao từng tháng, từng quý để đảm bảo thực hiện đạt kế hoạch đề ra. Quản lý chi ngân sách nhà nước chặt chẽ, ưu tiên chi các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, phòng chống dịch. Chỉ đạo đẩy mạnh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2022 của tỉnh. Quản lý và tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

- Chỉ đạo tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai, tài nguyên, khoáng sản, môi trường. Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tập trung quản lý chặt chẽ việc khai thác khoáng sản; sớm tổ chức đấu giá các mỏ khoáng sản đất, cát để phục vụ nhu cầu trên địa bàn tỉnh. Thực hiện chặt chẽ quy trình đánh giá tác động môi trường gắn với kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp gây ô nhiễm môi trường.

- Chỉ đạo, điều hành nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội. Triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Chú trọng các giải pháp giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, giảm nghèo một cách bền vững. Chăm sóc tốt hơn cho đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số, người khuyết tật. Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học, đảm bảo an toàn, phù hợp diễn biến tình hình dịch bệnh. Tăng cường thu hút đầu tư ngoài xã hội vào phát triển y tế, giáo dục. Huy động cả hệ thống chính trị, toàn dân và mọi nguồn lực thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19; đẩy nhanh tiến độ triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh theo quy định. Tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước và của tỉnh. Tăng cường công tác thông tin, đối ngoại; quản lý chặt chẽ công tác đoàn ra, đoàn vào.

- Chỉ đạo tổ chức tốt công tác giao quân năm 2022. Tăng cường công tác đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn. Triển khai đồng bộ các biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thông. Chỉ đạo theo dõi chặt chẽ, phối hợp tốt với các cơ quan liên quan đôn đốc xử lý các vụ việc tham nhũng, tiêu cực. Chú trọng chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra trách nhiệm người đứng đầu và việc thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức. Chỉ đạo tổ chức việc thi tuyển công chức, viên chức trên toàn tỉnh để hoàn thiện bộ máy, tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu công việc. Tiếp tục đẩy mạnh và có những giải pháp cụ thể, quyết liệt về cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Chỉ đạo triển khai các giải pháp về Chính quyền điện tử để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống hành chính, cắt giảm thời gian, giấy tờ và minh bạch trong việc giải quyết các công việc hành chính. Nâng cao hiệu quả hoạt động Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh; đẩy mạnh việc giải quyết thủ tục hành chính qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Nhiệm vụ đề ra trong năm 2022 là hết sức nặng nề. Đề nghị các cấp, ngành, các đoàn thể, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và nhân dân trong tỉnh đoàn kết, chung sức, chung lòng, đề cao tinh thần, cộng đồng trách nhiệm, quyết tâm phấn đấu vượt qua khó khăn thách thức, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch đã đề ra trong năm 2022.

(PYO)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
iconlichcontac
Thống kê truy cập

Đang truy cập: 90

Máy chủ tìm kiếm: 1

Khách viếng thăm: 89

Hôm nay: 12,428

Hôm qua: 29,078

Tháng hiện tại: 243,821

Tháng trước: 581,972

Tổng lượt truy cập: 9,954,138

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây