Đang truy cập: 160
Hôm nay: 10,581
Hôm qua: 29,078
Tháng hiện tại: 241,974
Tháng trước: 581,972
Tổng lượt truy cập: 9,952,291
- Đang truy cập160
- Hôm nay10,581
- Tháng hiện tại241,974
- Tổng lượt truy cập9,952,291
Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, Đảng bộ tỉnh đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để phục hồi kinh tế - xã hội (KT-XH) sau đại dịch COVID-19, đẩy nhanh thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, hiện thực hóa khát vọng vươn lên của tỉnh.
Đẩy mạnh quá trình phục hồi và phát triển KT-XH
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định: “Tiếp tục phát triển nhanh và bền vững đất nước; gắn kết chặt chẽ và phát triển đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó phát triển KT-XH là nhiệm vụ trung tâm”. Đây là quan điểm hết sức đúng đắn, thể hiện rõ vị trí, vai trò trung tâm của nhiệm vụ phát triển kinh tế, đúng với quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế với chính trị và sự tác động trở lại của chính trị đối với kinh tế.
Bám sát Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, trên cơ sở phân tích đánh giá kết quả giai đoạn vừa qua, triển vọng phát triển trong giai đoạn tới và với khát vọng sớm trở thành tỉnh có thu nhập trung bình cao, Tỉnh ủy đã xây dựng các nhóm chỉ tiêu chủ yếu trên các lĩnh vực cho nhiệm kỳ 2020-2025, trong đó, kinh tế có 5 chỉ tiêu, xã hội có 5 chỉ tiêu. Một số chỉ tiêu quan trọng cụ thể như: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 8,5%/năm. Tổng vốn đầu tư phát triển 5 năm là 95.000 tỉ đồng. Thu ngân sách đến năm 2025 khoảng 11.000 tỉ đồng. GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 khoảng 88 triệu đồng. Tỉ lệ hộ nghèo đa chiều giảm 1,5-2%/năm… Các chỉ tiêu trên thể hiện khát vọng rất lớn của tỉnh trong việc đưa Phú Yên phát triển, nâng cao đời sống cho nhân dân, nhưng lại triển khai trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức do đại dịch COVID-19, cho nên, phục hồi KT-XH sau đại dịch COVID-19 đang đặt ra yêu cầu cấp bách theo hướng nhanh và bền vững.
Đồng chí Trần Hữu Thế, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết: Thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP, ngày 30/1/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH và triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình và ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc xây dựng phương án, kịch bản lãnh đạo, chỉ đạo việc phục hồi và phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh; UBND tỉnh đã thành lập Tổ công tác phối hợp với Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh xây dựng Kế hoạch phục hồi và phát triển KT-XH tỉnh thích ứng an toàn, linh hoạt trong điều kiện dịch COVID-19 giai đoạn 2022-2025. Để kế hoạch phục hồi phát triển KT-XH của tỉnh hiệu quả, đảm bảo chặt chẽ, khả thi trong triển khai thực hiện, vừa qua, UBND tỉnh đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học trong nước. Kế hoạch này đang được tỉnh phối hợp các đơn vị liên quan gấp rút hoàn thiện và sớm ban hành để qua đó, giúp tỉnh có những giải pháp, cơ chế, chính sách mang tính đột phá để sớm phục hồi, ổn định phát triển KT-XH của tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra.
|
Tiếp tục nỗ lực, quyết tâm cao
Theo đồng chí Phạm Đại Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trường Đoàn ĐBQH tỉnh, sau Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Đại hội lần thứ XIII của Đảng, bám sát chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ và tình hình thực tế tại địa phương, Ban Thường vụ, Tỉnh ủy đã xây dựng và ban hành các chương trình về phát triển KT-XH của tỉnh. Đảng bộ tỉnh cũng đã cụ thể hóa nghị quyết đại hội, ban hành các chương trình hành động về phát triển KT-XH, tập trung vào du lịch, nông nghiệp, môi trường, kinh tế biển… “Kế hoạch phục hồi và phát triển KT-XH tỉnh thích ứng an toàn, linh hoạt trong điều kiện dịch COVID-19 giai đoạn 2022-2025 do UBND tỉnh phối hợp với Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh xây dựng sẽ giúp tỉnh đưa ra một số định hướng, giải pháp thực hiện trong 3 năm tới. Với tình hình dịch bệnh COVID-19 như vậy, bức tranh thực tiễn của Phú Yên như vậy, chúng ta sẽ có những tác động gì về mặt KT-XH và thông qua các hành động như: chính sách, đầu tư công, thu hút đầu tư từ các nguồn vốn xã hội khác để điều chỉnh sự phát triển của địa phương, hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025”, đồng chí Phạm Đại Dương bày tỏ.
Bí thư Tỉnh ủy Phạm Đại Dương nhấn mạnh: “Năm 2022 có ý nghĩa rất quan trọng, năm thứ hai thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, Kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2021-2025, trong bối cảnh thuận lợi và khó khăn đan xen. Để triển khai thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2022, tạo nền tảng vững chắc cho những năm tiếp theo, các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị và cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân phải tiếp tục nỗ lực, cố gắng, quyết tâm cao hơn nữa trong chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện nhiệm vụ và trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, sớm khắc phục những khó khăn, thách thức, đẩy mạnh quá trình phục hồi và phát triển KT-XH của tỉnh”.
Để đạt được những mục tiêu về KT-XH như Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra, chúng ta cần phải nhận thức rằng, đây là vấn đề không dễ trong điều kiện tình hình chung còn rất nhiều khó khăn tác động. Vì vậy, đòi hỏi sự đoàn kết, chung sức, đồng lòng và nỗ lực rất lớn của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị và của cộng đồng doanh nghiệp để hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu phát triển KT-XH ở mức cao nhất. Đồng chí Phạm Đại Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh |
HÀ MY/PYO
Liên kết website
Đang truy cập: 160
Hôm nay: 10,581
Hôm qua: 29,078
Tháng hiện tại: 241,974
Tháng trước: 581,972
Tổng lượt truy cập: 9,952,291