Đang truy cập: 51
Hôm nay: 19,435
Hôm qua: 16,892
Tháng hiện tại: 407,508
Tháng trước: 581,972
Tổng lượt truy cập: 10,117,825
- Đang truy cập51
- Hôm nay19,435
- Tháng hiện tại407,508
- Tổng lượt truy cập10,117,825
Ngày 10/5, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị về tình hình thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) trên địa bàn tỉnh. Hội nghị nhằm phân tích kết quả các chỉ số liên quan đến công tác CCHC sau khi tỉnh Phú Yên liên tục ở nhóm các địa phương xếp trung bình thấp và thấp nhất cả nước.
Các đồng chí: Phạm Đại Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Cao Thị Hòa An, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Tạ Anh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các ban xây dựng Đảng Tỉnh ủy, Đảng đoàn HĐND tỉnh và các ban HĐND tỉnh, Văn phòng ĐBQH và HĐND tỉnh; lãnh đạo Ban cán sự Đảng UBND tỉnh và các sở, ngành tỉnh; bí thư cấp ủy, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và lãnh đạo phòng, ban liên quan.
Nhận diện hạn chế, đề xuất giải pháp
Theo báo cáo tình hình do Ban cán sự đảng UBND tỉnh trình bày tại hội nghị, cho biết: Thời gian qua, công tác CCHC nhà nước của tỉnh đã được các cấp, ngành, địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp và cũng đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao kỷ cương, kỷ luật hành chính, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Song so với yêu cầu đặt ra thì kết quả thực hiện công tác CCHC của tỉnh chậm. Chỉ số CCHC (PAR Index) của tỉnh từ năm 2018-2022 luôn nằm trong nhóm 5 địa phương thấp nhất cả nước và có 2 năm đứng cuối bảng xếp hạng (2018 và 2022).
Nguyên nhân của tình trạng chỉ số CCHC của tỉnh không được cải thiện được chỉ rõ với 4 nhóm vấn đề. Đó là trách nhiệm người đứng đầu và kỷ luật, kỷ cương của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chưa cao, vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu. Việc giải quyết các thủ tục hành chính chậm. Xây dựng chính quyền điện tử chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định. Cải cách tài chính công chậm, chưa đạt tỉ lệ theo quy định.
|
Năm 2023, tỉnh quyết tâm đẩy mạnh CCHC, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh với sự vào cuộc đồng bộ và quyết tâm lớn của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Ban cán sự đảng UBND tỉnh đặt ra mục tiêu phấn đấu các chỉ số PAR Index, chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), chỉ số Hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) xếp hạng 40 tỉnh, thành phố; đảm bảo mục tiêu đến năm 2025 thuộc nhóm 30 tỉnh, thành phố xếp thứ hạng cao trong cả nước. Ban Thường vụ Tỉnh ủy sẽ ban hành Chỉ thị về “Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, cải thiện các chỉ số liên quan đến công tác CCHC”.
Nâng cao trách nhiệm, quyết tâm chính trị
Tại hội nghị, các đồng chí Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh đã phân tích các khó khăn, hạn chế, các yếu tố bị “mất điểm”; đồng thời kiến nghị các giải pháp để cải thiện chỉ số PAR Index của tỉnh. Đa số các đại biểu cho rằng cần nâng cao trách nhiệm, quyết tâm của người đứng đầu, gắn kết quả CCHC với việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Cán bộ trực tiếp làm công tác CCHC cần thay đổi tư duy, nâng cao thái độ phục vụ, năng lực và hiệu quả trong thực thi công vụ…
Kết luận hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Phạm Đại Dương yêu cầu người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương cần nghiên cứu kỹ, đánh giá sâu các chỉ số thành phần trong chỉ số CCHC và tổng hợp các chỉ số lại với nhau; đồng thời, gắn vào triển khai, thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương, từ đó xây dựng kế hoạch, phân vai trách nhiệm để thực hiện.
Qua phân tích, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cho rằng để đẩy mạnh công tác CCHC, cải thiện các chỉ số PAR Index, SIPAS, PAPI, PCI, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước, các cơ quan, đơn vị, địa phương cần tập trung vào nhóm giải pháp về chuyên môn nghiệp vụ, hành chính. Đó là cần hệ thống hóa, rà soát thường xuyên các thủ tục hành chính và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, các công cụ hỗ trợ; trong đó, các địa phương, đơn vị tập trung hoàn thiện cơ sở dữ liệu, đẩy mạnh thực hiện Đề án 06 của Chính phủ. Cả hệ thống chính trị phải cùng vào cuộc; người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương phải nâng cao trách nhiệm, quyết tâm; cán bộ trực tiếp làm công tác CCHC phải nâng cao đạo đức công vụ, ý thức trách nhiệm và tinh thần phục vụ nhân dân.
Các cơ quan, đơn vị, địa phương cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực thi công vụ, tinh thần và thái độ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức khi tiếp xúc, hướng dẫn cho người dân, doanh nghiệp; giám sát việc thực hiện các quy định về đạo đức công vụ và văn hóa công sở; kiên quyết xử lý những trường hợp có biểu hiện sách nhiễu, tiêu cực, gây khó khăn, phiền hà trong việc giải quyết các thủ tục hành chính.
Cùng với đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức về mục đích của việc cải thiện chỉ số liên quan đến công tác cải cách hành chính đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; xác định việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cải thiện các chỉ số trên là nhiệm vụ chung của toàn hệ thống chính trị tỉnh, đồng thời là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị; phấn đấu cải thiện các chỉ số PCI, PAPI, PAR Index của tỉnh và nâng cao vị trí xếp hạng trong những năm tiếp theo.
HÀ MY/PYO
Liên kết website
Đang truy cập: 51
Hôm nay: 19,435
Hôm qua: 16,892
Tháng hiện tại: 407,508
Tháng trước: 581,972
Tổng lượt truy cập: 10,117,825