Phú Yên: Phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh vào năm 2030

Thứ tư - 15/09/2021 22:04 190 0
11
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Hoạt động du lịch có nhiều khởi sắc

Qua 05 năm triển khai thực hiện Chương trình hành động số 05-CTr/TU, ngày 26/4/2016 của Tỉnh ủy về đầu tư phát triển đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh giai đoạn 2016-2020, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh có nhiều khởi sắc. Nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về phát triển du lịch có sự chuyển biến tích cực; các chủ trương, chính sách phát triển du lịch từng bước được cụ thể hóa thực hiện, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch và kinh tế-xã hội địa phương. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch được tăng cường; kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch được quan tâm đầu tư và thu hút đầu tư phát triển; sản phẩm du lịch ngày càng phong phú, đa dạng về các loại hình. Cơ sở lưu trú du lịch tăng về số lượng và chất lượng. Đến nay toàn tỉnh có 380 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, với 6.160 buồng, số lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch khoảng 6.330 người; có 8 khu di tích, danh thắng được công nhận điểm du lịch địa phương; Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Nhạn và Di tích danh lam thắng cảnh Gành Đá Đĩa được công nhận Di tích quốc gia đặc biệt; Vịnh Xuân Đài đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Vịnh Xuân Đài đến năm 2030. Lượng khách du lịch ngày càng tăng, tổng lượng khách du lịch năm 2019 đạt 1,83 triệu lượt, gấp hơn 2 lần so với năm 2015 (trong đó khách quốc tế hơn 45.000 lượt), tổng doanh thu hoạt động du lịch năm 2019 hơn 1.940 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với năm 2015. Đến năm 2020, do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên tổng lượng khách du lịch giảm còn 884.300 lượt (trong đó khách quốc tế 7.385 lượt), tổng doanh thu hoạt động du lịch đạt hơn 678 tỷ đồng. Đóng góp trực tiếp của hoạt động du lịch vào GRDP của tỉnh Phú Yên giai đoạn 2015 -2020 khoảng 3,7%.

Phấn đấu đến năm 2030, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có đóng góp lớn vào nền kinh tế của tỉnh

Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Tỉnh ủy ban hành Chương trình hành động số 09-CTr/TU về đầu tư phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh vào năm 2030. Theo đó, đặt ra mục tiêu cụ thế, gồm: Giai đoạn 2021-2025: Duy trì tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân trên 14%/năm, trong đó khách quốc tế tăng khoảng 15-20%/năm; doanh thu du lịch tăng trưởng bình quân trên 14%/năm; công suất sử dụng buồng trung bình hàng năm đạt khoảng 61%; số lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch tăng trưởng bình quân 4%/năm. Đến năm 2025: Tỷ trọng đóng góp của hoạt động du lịch vào GRDP của tỉnh khoảng 5-7%. Có trên 4.000.000 lượt khách du lịch đến tỉnh, trong đó có hơn 50.000 lượt khách quốc tế. Ngày lưu trú bình quân khoảng từ 2 - 2,5 ngày/lượt khách. Có khoảng 600 cơ sở lưu trú du lịch với 12.600 buồng, trong đó có khoảng 20 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 3 - 5 sao (trong đó, có một số cơ sở mang thương hiệu quốc tế). Số lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch khoảng 8.100 người, có từ 80 - 90% lao động được bồi dưỡng, đào tạo về nghiệp vụ chuyên ngành. Doanh thu du lịch khoảng 6.000 tỷ đồng, chi tiêu bình quân khách du lịch 1,5 triệu đồng/lượt khách. Phấn đấu đến năm 2030, du lịch Phú Yên trở thành ngành kinh tế mũi nhọn: Tỷ trọng đóng góp của hoạt động du lịch vào GRDP của tỉnh từ 10% trở lên. Có 6.000.000 lượt khách đến tỉnh, trong đó có 600.000 lượt khách quốc tế. Ngày lưu trú bình quân khoảng 2,5 - 3 ngày/lượt khách. Có khoảng 800 cơ sở lưu trú du lịch với 20.800 buồng, trong đó có khoảng 30 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 3 - 5 sao (trong đó, có một số cơ sở mang thương hiệu quốc tế). Số lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch khoảng 12.700 người, có từ 90% lao động trở lên được bồi dưỡng, đào tạo về nghiệp vụ chuyên ngành. Doanh thu du lịch khoảng 12.600 tỷ đồng, chi tiêu bình quân khách du lịch l2,1 triệu đồng/lượt khách. Vịnh Xuân Đài cơ bản đáp ứng các tiêu chí và trở thành Khu du lịch quốc gia. Xây dựng môi trường du lịch an toàn, văn minh, thân thiện; phát triển du lịch gắn kết chặt chẽ với bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống, bảo vệ môi trường và tài nguyên đa dạng sinh học; huy động người dân trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hướng đến phát triển du lịch bền vững.

Để đạt được các mục tiêu trên, cần triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp như: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng về phát triển du lịch; nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy về phát triển du lịch; tập trung lập quy hoạch và huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch; thực hiện cơ chế, chính sách phục vụ phát triển du lịch; đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; xây dựng một số sản phẩm du lịch mang đặc trưng của Phú Yên; đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số; tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch và mở rộng hợp tác quốc tế; đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch. Riêng trong năm 2021-2022, Phú Yên đặt ra 5 nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm cần tập trung triển khai thực hiện, gồm: (1) Tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. (2) Thực hiện Chuyên đề thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong Quy hoạch tỉnh; tích hợp định hướng phát triển du lịch vào quy hoạch tỉnh theo Luật quy hoạch. (3) Nghiên cứu các chính sách, tạo điều kiện để thúc đẩy các dự án du lịch lớn đã và đang nghiên cứu triển khai, sớm hoàn thành, đưa vào hoạt động theo lộ trình; thực hiện hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng phục vụ triển khai dự án du lịch. Tập trung huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, phát triển du lịch; lập các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết tại các khu vực trọng điểm phát triển du lịch. Đẩy nhanh tiến độ tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; điều chỉnh các quy hoạch xây dựng, đô thị phù hợp với định hướng phát triển, tạo điều kiện để thu hút đầu tư, phát triển du lịch. (4) Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch. Thành lập tổ tư vấn phát triển du lịch để tham mưu cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển du lịch của tỉnh. (5) Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch.

Cẩm Nhung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
iconlichcontac
Thống kê truy cập

Đang truy cập: 102

Máy chủ tìm kiếm: 5

Khách viếng thăm: 97

Hôm nay: 17,490

Hôm qua: 18,245

Tháng hiện tại: 135,530

Tháng trước: 581,972

Tổng lượt truy cập: 9,845,847

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây