Phú Yên: Thực hiện Chiến lược phát triển thương mại đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thứ năm - 16/09/2021 21:44 305 0
UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thương mại đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
4
Ảnh minh họa.

Theo đó, giai đoạn 2021-2030: Giá trị tăng thêm thương mại trong tỉnh đạt tốc độ tăng bình quân khoảng 9%-10%/năm; đến năm 2030 đóng góp khoảng 10%-11% vào GDP của tỉnh; Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (TMBLHH và DTDVTD) (chưa loại trừ yếu tố giá) đạt tốc độ tăng bình quân 13%-14%/năm; Thương mại điện tử phát triển nhanh, áp dụng công nghệ, hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đầy đủ, bảo đảm an toàn, thuận tiện cho doanh nghiệp và người tiêu dùng trong giao dịch. Đến năm 2030, doanh thu trao đổi qua thương mại điện tử chiếm khoảng 10%-11% TMBLHH&DTDVTD cả tỉnh, đạt tốc độ tăng bình quân 17%- 18%/năm; phấn đấu có 30%-35% số doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực thương mại (bao gồm các doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa, các doanh nghiệp chuyển đổi từ cơ sở kinh tế cá thể thương mại, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo) tham gia các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước; Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh lành mạnh cho các thành phần kinh tế tham gia thị trường; phấn đấu hình thành khung chính sách về hỗ trợ triển khai, phát triển có hiệu quả hệ thống, các mô hình phân phối xanh bền vững; Ưu tiên phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại đồng bộ, đa dạng, kết hợp hài hòa giữa thương mại truyền thống với thương mại hiện đại; tích cực áp dụng công nghệ số hóa trong quản lý, khai thác, vận hành hoạt động thương mại.

Giai đoạn 2031-2045: Giá trị tăng thêm thương mại trong tỉnh đạt tố độ tăng bình quân khoảng 8,5%-9,0%/năm; đến năm 2045 đóng góp khoảng 11%-12% vào GDP của tỉnh; Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (TMBLHH và DTDVTD) (chưa loại trừ yếu tố giá) đạt bình quân 12%-13%/năm; Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, đóng góp vai trò chủ đạo trong giao dịch thương mại; đến năm 2045, doanh thu trao đổi qua thương mại điện tử chiếm khoảng 15% TMBLHH&DTDVTD cả tỉnh, đạt tốc độ tăng bình quân 12%/năm; phấn đấu đạt trên 70% số doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực thương mại (bao gồm các doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa, các doanh nghiệp chuyển đổi từ cơ sở kinh tế cá thể thương mại, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo) tham gia các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước; Triển khai thể chế, chính sách để tạo hiệu quả cao trong quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại và môi trường kinh doanh thông thoáng. Trong đó cơ quan nhà nước chỉ tham gia điều phối thị trường theo phân cấp khi có bất ổn gây đột biến thị trường, ảnh hưởng đến an ninh trong tỉnh; đối với các vấn đề khác của thị trường, chỉ định hướng quản lý thông qua hệ thống thể chế, chính sách, các công cụ tài chính, tín dụng, các đòn bẩy kinh tế phù hợp với cam kết hội nhập; Hoàn thiện, hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại; được dán nhãn công trình thương mại xanh, bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa,…; 100% hệ thống hạ tầng thương mại khu vực thành thị vận hành theo công nghệ số hóa, hạ tầng thương mại nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa phát triển đầy đủ theo quy hoạch, các loại hình như: Cửa hàng tiện lợi, siêu thị chuyên doanh, trung tâm thương mại chiếm đa số, chủ đạo trong phân phối bán lẻ hàng hóa trên thị trường.

Để triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thương mại đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. UBND tỉnh đưa ra 10 định hướng chủ yếu, cụ thể như sau:

1. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khích, thu hút hoạt động kinh doanh thương mại, với đa dạng, phong phú chủng loại mặt hàng, sản phẩm và các loại hình hiện đại như: Trung tâm thương mại, siêu thị chuyên doanh, cửa hàng tiện lợi,… Củng cố, thiết lập thị trường thích ứng tình hình mới, từng bước phát triển thương mại trong tỉnh ổn định, bền vững, duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP; tăng dần tỷ trọng đóng góp của lĩnh vực thương mại vào khu vực dịch vụ và GDP của tỉnh.

2. Phát triển đa dạng các loại hình kinh doanh thương mại; tổ chức và vận hành hiệu quả các hệ thống cung ứng, phân phối các nhóm hàng hóa chủ yếu; quan tâm định hướng các doanh nghiệp chủ lực để dẫn dắt thị trường và kích thích sản xuất trên địa bàn để cung cấp tiêu dùng trong tỉnh, trong nước, cũng như vươn ra xuất khẩu.

3. Cơ cấu lĩnh vực thương mại theo hướng đổi mới, sáng tạo và số hóa, công nghệ hóa phương thức kinh doanh; tăng cường kết nối, tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, các hệ sinh thái trong nước, toàn cầu và khu vực.

4. Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử thành hình thức chủ đạo; tăng cường đầu tư, phát triển công nghệ, kết nối hạ tầng, công nghệ thông tin bảo đảm an toàn, thuận tiện cho người tiêu dùng tham gia giao dịch thương mại điện tử.

5. Quan tâm xây dựng, phát triển hạ tầng thương mại đồng bộ, hiện đại, bền vững, phù hợp với điều kiện của tỉnh trong từng giai đoạn, vừa đáp ứng được nhu cầu lưu thông hàng hóa, vừa hỗ trợ xuất khẩu. Đặc biệt chú trọng đến hạ tầng thương mại thiết yếu vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Phấn đấu liên kết vào hệ thống trung tâm logistics quốc gia và các chuỗi cung ứng, các trung tâm logistics vùng kinh tế trọng điểm của đất nước.

6. Tạo cơ chế, thực hiện chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn để các loại hình doanh nghiệp hoạt động thương mại phát triển đa dạng như: Các tập đoàn, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo phương thức hiện đại,…; khuyến khích các chủ thể tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hóa, nhất là hàng hóa nông sản để kết nối giữa vùng sản xuất và thị trường tiêu thụ.

7. Liên kết và hình thành các chuỗi phân phối sản phẩm sản xuất tại tỉnh có chất lượng, an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường, được dán nhãn sinh thái.

8. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực thương mại theo hướng chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình phát triển kinh tế thương mại và hội nhập quốc tế.

9. Đổi mới toàn diện công tác xúc tiến thương mại, đầu tư hạ tầng phục vụ, thay đổi phương thức, lựa chọn các công cụ và biện pháp xúc tiến thương mại phù hợp.

10. Đổi mới quản lý nhà nước đối với lĩnh vực thương mại, tăng cường bảo đảm trật tự, bình ổn thị trường, kiểm soát chặt chẽ tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, thâu tóm thị trường.

Vĩnh Ái

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
iconlichcontac
Thống kê truy cập

Đang truy cập: 99

Máy chủ tìm kiếm: 3

Khách viếng thăm: 96

Hôm nay: 18,985

Hôm qua: 26,318

Tháng hiện tại: 502,259

Tháng trước: 799,455

Tổng lượt truy cập: 8,880,655

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây